Nếu như ai đã từng xem các bộ phim Trung Quốc có món “Gà nướng ăn mày” nổi tiếng thì ở Vĩnh Long có món Cá nóc nướng trui cũng nổi tiếng không kém. Với cách chế biến cũng vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Chỉ một que tre vót nhọn đều dâm xuyên từ đuôi lên tới miệng cá rồi phủ rơm nướng. Nướng sao cho cá vừa chín tới, không bị cháy khét, không bị sống quá.
Cá lóc nướng ngon nhất khi nướng vừa chín tới, thịt trắng phau được bao bởi lớp vảy cháy giòn vàng đượm. Tuyệt vời nhất là được ăn cá nướng với bánh tráng, rau thơm, húng, quế, giá … chấm kèm với nước mắm tỏi, ớt me.
Hủ tiếu là món ăn phổ biến ở các tỉnh miền Nam nói chung và các tỉnh miền Tây Nam Bộ nói riêng. Nhưng nếu bạn đã một lần ăn món hủ tiếu Mỹ Tho thì chắc chắn sẽ không thể nào quên được cái vị đặc trưng nơi đây. Tô hủ tiếu được nấu từ sợi hủ tiếu khô với thịt băm nhỏ, cùng nước lèo xương heo. Hủ tiếu được ăn kèm với các loại rau sống như giá, hẹ, xà lách. Trên bát hủ tiếu kèm theo chút tôm, gan heo và trứng luộc. Một tô hủ tiếu ngon là nước phải trong, bánh dai, không bị bở và nhũn.
Bông điên điển là loại hoa mọc hoang đặc trưng ở miền Tây. Bông hoa nhỏ, màu vàng, thường được chế biến theo kiểu luộc hay xào tỏi. Nhưng bông điên điển ngon nhất vẫn là khi được nấu món canh chua với cá linh mùa nước nổi. Cá linh bằng ngón tay, thân có nhiều xương, vảy cá cứng. Từ khoảng tháng 11 âm lịch, nước rút, lúc này cá về nhiều ăn không hết, ngoài nấu canh chua, người dân tích trữ, ủ thành nước mắm ăn dần.
Bông điên điển với cá linh là một sự kết hợp độc đáo, rất miền Tây và có lẽ chỉ ở xứ sở này người ta mới có thể tìm thấy món ngon như thế. Vị ngọt từ cá linh, vị chua chua, thơm, giòn và bùi của bông điên điển chấm với nước mắm mặn pha ớt... khiến cho những ai từng ăn món này đều phải gật gù khen ngon.
Kẹo dừa Bến Tre có lẽ từ lâu đã nổi tiếng khắp cả nước, nhắc tới Bến Tre là người ta nhắc tới kẹo dừa. Tới với xứ dừa Bến Tre, du khách không chỉ được thưởng thức những cốc nước dừa mát lành mà còn được nhâm nhi món kẹo dừa thơm ngon béo ngậy
Ngày nay kẹo dừa phong phú về chủng loại bởi đã được người dân sáng tạo ra nhiều hương vị như kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa cacao... để phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách.
Bánh có tên gọi đặc biệt là do khuôn làm bánh có hình dạng như một cái cống lòng sâu. Hỗn hợp bột bánh sau khi trộn đều sẽ được đổ từ từ vào khuôn, bên trong là sự hòa quyện của đậu xanh, thịt băm (đã được xào chín trước đó), tôm tươi nên có hương vị đậm đà rất riêng. Bánh cống hoàn hảo nhất là phải ăn khi còn nóng kèm với đủ loại rau như xà lách, rau cải xanh, rau diếp cá, hung, quế… Một chiếc bánh có thể chia nhỏ thành 4 phần, dùng rau cuộn lại rồi cho chén vào nước chấm. Nước chấm pha theo công thức gia truyền nên vừa ngọt, vừa chua, vừa cay cay rất tuyệt.
Gò Đen là một địa danh nổi tiếng ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Rượu đế Gò Đen có từ thời Pháp thuộc. Rượu đế Gò Đen được nấu 100% từ nếp nguyên chất và men gia truyền để đảm bảo không cồn và vị thơm, ngon, ngọt khi uống.Người Gò Đen cẩn thận trong các bước nấu rượu. Nếp được ngâm đến ngày thứ bảy thì mới bắt đầu cất rượu. Người Gò Đen xưa nấu rượu trọng chất lượng. Nếu rượu để thưởng thức sẽ được cho vào hũ sành, bịt kín lại rồi ngâm xuống ao khoảng 100 ngày mới mang lên uống. Rượu đế Gò Đen dễ nhận biết. Dân sành rượu thường dùng cách lắc chai để nhận biết rượu ngon hay dở. Rượu ngon khi lắc chai sẽ nổi bọt và phân thành 3 tầng rõ rệt, chậm tan.
Con ba khía thuộc loài giáp xác, hình dáng và kích cỡ giống như con cua đồng, sống ở vùng nước mặn, lợ, ven sông rạch, nhất là dưới chân rừng ngập mặn. Do có ba gạch ở trên lưng nên được đặt tên ba khía. Cách bắt và muối ba khía không cầu kỳ, nhưng vẫn làm nên món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực thời khẩn hoang.
Dân sành ăn thường trộn ba khía sẵn để hôm sau mới ăn cho thấm hết gia vị, ăn sẽ đậm đà hơn. Ba khía muối ăn với cơm là hết sảy, nước ba khía mằn mặn ứa ra hòa trộn với vị ngọt của đường, vị chua của chanh, vị cay nồng của tỏi ớt rất thú vị.