Đoạn dưới ngang Cột Đồng hồ là bến tàu thủy chạy sông.
Người Pháp chiếm đóng Hà Nội, một thành phố nằm sâu trong đất liền, phương tiện giao thông chuyên chở hàng hóa, quân đội, khi chưa có xe lửa thì phương tiện duy nhất là đường thủy dọc sông. Không kể tàu nhà binh nhỏ hoạt động hoàn toàn mang tính chất quân sự, người Pháp tổ chúc một hãng chuyên chở đường sông (Messagerỉes fluviales) có tàu trên các tuyến đường Hà Nội đi Hải Phòng - Móng Cái, đi Việt Trì - Tuyên Quang, đi Nam Định, đi Chợ Bờ.
Bến tàu này lúc đầu (1884-1889) đặt ở bờ sông chỗ bên ngoài phố Balny (Trần Nguyên Hân), nay là cầu Đất. Bến còn đơn sơ, cầu tàu là một chiếc tàu buôn cũ của Na Uy cột chặt vào chân đê; chiếc cầu tàu này bị nước lụt năm 1892 lật úp và cuốn trôi đi mất. Trên bản đồ năm 1890 ghi là bến tàu Cự Phú.
Khi có đường xe lửa, chính phủ không trợ cấp cho hãng chuyên chở đường sông nữa, thì hãng đó ttở thành một trong số những hãng tàu thủy tư nhân chở khách đã thành lập trong thời gian này, các hãng tàu thủy đều tập trung ở cả bến Cột Đồng hồ.
Bến Cột Đồng hồ chạy dài đến vài trăm mét, có chỗ đỗ riêng biệt của ba hãng tàu thủy: tàu Hiệu, tức là những tàu của Khách trứ (Hoa kiều) đậu ở mé trên; rồi đến tàu của Bạch Thái Bưởi đậu ở quãng giữa; mé dưới là chỗ đậu của tàu hàng Tây Điếc (Sauvage).
Bờ sông chi có chỗ bến tàu thủy là suốt ngày náo nhiệt, nhất là vào những giờ tàu đến và tàu đi.
Tuy nhiên dưới đất bãi cát không cố nhà cửa gì cả, riêng chỉ ở mấy chỗ tàu đỗ mới cố dăm ba chiếc lều để che nắng mưa; mé trên người ta để gỗ cây dỡ từ bè lên, ngổn ngang giữa bãi cỏ hoang và vũng nước đọng. Chỗ đất trống sát mé sông là nơi các xe bò xuống lấy cát chở vào phố bán làm vật liệu xây dựng. Trên đê la liệt những hàng quà rong, phở gánh, bán cho khách chờ tàu và những chống nước chè tươi điếu đóm, thêm mấy đám xẩm xoan kiếm ăn quanh bến đông người.
Bến tàu là nơi tụ tập những người lao động sống về nghề khuân vác, nghề chào mời khách (khuân vác phải có phường, Cai Thành ỉà người cầm đầu phường này). Và cũng có cả bọn lưu manh kiếm ăn bằng nghề móc túi, giật khăn gói tay nải; chúng cũng có tên trùm là Hai Phùng nhà ở Hàng Khoai, một tên nghiện ngập nằm nhà nhưng chỉ huy cả bọn đàn em ở bến tàu (theo lời kể của cụ bà Vân).
Những năm ba mưoi về sau, có thêm nhiều ô tô chở khách các tuyến đường thêm vào với xe lửa, các hãng tàu thủy làm ăn gặp nhiều khó khăn; Bạch Thái Bưởi bán tàu chuyển sang làm nghề khai mỏ than. Và chỗ bến Cột Đồng hồ bị cát bồi lấn dần, tàu ra vào không thuận tiện, chính quyền thành phố cho dời bến tàu thủy lui xuống quá mé dưói, chỗ bến Phà Đen.
Những năm bốn mưoi, bãi cát phía dưới chân cầu Long Biên lan rộng thêm song vẫn không có nhà cửa; ngưòi ta tranh thủ đất phù sa để trồng màu, như ngô khoai đỗ, nước lên lại xóa hết. Cách mạng tháng Tám 1945 được ít lâu, quân Tàu Tưởng sang đóng nhan nhản ở khắp noi; chúng bị bệnh tật chết nhiều, chỗ bãi cát cạnh cầu đó là noi chúng mang nhau ra đấy chôn.
Rồi chiến tranh bùng nổ ở Hà Nội, suốt hai tháng từ cuối 12/1946 đến giữa tháng 2/1947, quân xâm lược Pháp vây kín quân ta trong Liên khu 1, con đường duy nhất của những ngưòi chiến đấu trong nội thành thông ra được vói bên ngoài là con đường theo dọc bãi cát bờ sông sát mép nước, khi ấy vào cuối năm, mực nước sông xuống thấp, lại có con đường hào chữ chi đào trước ngày tác chiến; chúng ta đã từ địa điểm Cột Đồng hồ, theo mé sông, luồn dưới gầm cầu Long Biên đi sang bãi Phúc Xá - Nghĩa Dũng; tuy nhiên địch đóng ở đầu cầu bắn xuống đã làm chết nhiều ngưòi đi qua đây. Giữa tháng 2/1947, Trung đoàn Thủ đô đã theo con đường này rút ra khỏi Hà Nội được an toàn.