HOTLINE: 0963 626 909

Dọc phố bờ sông: Bãi Phúc Tân - Bãi Cầu Đất (phần 1)

38.544 views
Một dải đất dọc bờ sông Hồng ngoài đê dài ngót bốn cây số từ chân cầu Long Biên đến đầu dốc Luông Yên ngang lò sát sinh mới được thành khu cư dân và có tên gọi riêng từ những năm bốn mưoi. Bãi cát bờ sông...
Một dải đất dọc bờ sông Hồng ngoài đê dài ngót bốn cây số từ chân cầu Long Biên đến đầu dốc Luông Yên ngang lò sát sinh mới được thành khu cư dân và có tên gọi riêng từ những năm bốn mưoi. Bãi cát bờ sông này nằm sát khu phố buôn bán Cửa Đông, khu phố Tây thuộc hồ Gươm và Đồn Thủy, trước kia là nơi thuyền bè, tàu thủy ra vào tấp nập và bến quân sự của ngưòi Pháp, nên mỗi khi có sự thay đổi ở dọc bờ sông do sự biến động của dòng chảy thì lại có sự can thiệp của con người để đảm bảo cho giao thông và an toàn của phố xá Hà Nội.
 
Từ thài Lý-Trần, triều đình liên tục quan tâm đến việc đắp đê ngoài bờ sông để ngăn nước lũ hằng năm; nếu nước chảy mạnh xói vào chân đê thì lại phải đắp đê kè để đề phòng. Nhiều lần đê mới đã được đắp ra ngoài chỗ đê cũ bị cát bồi, một là có thêm đất làm nhà ở, hai là để phố buôn bán được gần dòng chảy đón thuyền bè ra vào. Qua nhiều thế kỷ (từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX) sông Hồng cứ lùi xa thành phố về phía đông. Nhiều đường phố bên trong xưa kia là đường đê. Đường Hàng Giấy, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Trống, Bà Triệu là một con đê cũ; đường Đào Duy Từ, Ma Mây, Nguyên Hữu Huân, Lý Thái Tổ là con đê thứ hai sau con đê nối trên, và con đê mới nhất hiện nay ở phía ngoài đường Trần Nhật Duật, Trần Quang Khảỉ, Trần Khánh Dư.
 
Phía bờ sông ngoài đê trước kia chỉ có những làng thủy cơthuộc chung một phường Cơ Xá, đó là những làng Biện Dương, Đông Trạch, Vọng Hà, Tự Nhiên, Trúc Võng, Cơ Xá Nam.
 
Cũng thời kỳ này, bờ phía tây sông Hồng có hai bến đò chính: bến đò ngang nối với bến BÔ Đẻ bên Gia Lâm, là bến Đẻn Bà Móc ởchỗ của ô Phúc Lâm (chỗ chân cầu Long Biên bây giờ), và bến cầu Cháy, tức bến đình Kiên Nghĩa ở chỗ cửa ô Đông Hà (chỗ đầu Hàng Chiếu bây giờ). Còn một bến đồ ngang thứ ba nữa là Bến Đá cạnh mỉếu Trung Liệt (nay là nền cũ đỉnh làng Cổ Tân ở số 166 đường Trần Quang Khảỉ), bến này phục vụ cho khách quá giang sang các xã phía nam Gia Lâm là Lâm Du, Thổ Khối.
 
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bãi cát sông Hồng phía ngoài đê ngang với khu dân cư Cửa Đông, tình trạng như thế nào? Con đê cũ có từ thời Hậu Lê đã ở sâu trong đất liền, cách mép cửa ở hai bên mặt đường; con đê mới bên ngoài chưa cố, họa chăng mói chỉ là mấy đoạn con chạch không cao mấy, mới được đắp mấy năm cố lũ to về, con đê chính bên ưong là mấy đường phố Đào Duy Từ, Mã Mây, Nguyễn Hữu Huân, Lý Thái Tổ. Thời kỳ đầu Pháp thuộc, chính quyền thực dân mở mang phố xá Hà Nội đã coi khu buôn bán có tầm quan trọng lớn. Nơi đây thấy có nhiều cửa hàng buôn bán của các hàng Pháp ở quanh chợ Đồng Xuân (Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Chiếu), có nhà đoan (ô Quan Chưởng), có trường học (trường Ke Bờ Sông); ở quá phía dưới có tòa án Hàng Tre, khu Sở Công chính, Sở Mò vàng, Nhà máy Nước đá, Sở Thương chính Bắc kỳ. Giáp Đồn Thủy là bến tàu chạy sông chuyên chở cho nhà binh và chính phủ những hàng hóa, công vân và binh cảnh. Bến này quan trọng vì chưa có đường xe lửa, giao thông đi các tỉnh, nhất là với Hải Phòng, chủ yếu là đường sông.
 
Do vậy mà có sự cần thiết, một mặt làm thế nào để cát không bồi lấp thêm vào bờ sông phía tây, gây khó khăn cho lối ra vào của bến tàu thủy, chổ bốc dỡ và xếp hàng hóa của thuyền bè vẫn đậu từ Bến Nứa (cửa ô Phúc Lâm Hàng Đậu) đến Cột Đồng hồ (cửa ô Ưu Nghĩa Hàng Mắm) và Bến Đá (gần Bác Cổ bây giờ); mặt khác không để nước lũ xoáy xói vào chỗ mới xây dụng những ngôi nhà lớn ở từ đầu phố Lò Sũ đến bệnh viện Đồn Thủy. Hằng năm nhà nước vẫn tiếp tục đắp thêm nâng cao con chạch dọc bờ sông và củng cố nó thành một con đê ngoài cùng, đồng thời nạo vét lối vào bến tàu thủy.
 
Hồ sơ Cục Lưu trữ còn giữ giấy tờ nhiều lần chính quyền thành phố cấm không cho làm nhà tranh trên bãi cát ngoài đê từ chân cầu Long Biên đến bến tàu thủy. Thục tế bãi cát không rộng, lại là chỗ tàu bè đậu khuân hàng hóa lên xuống, không thể nào mở mang ưồng trọt được như các bãi bồi khác, tuy vẫn có ngưòi cuốc xới dăm ba vạt ngô khoai, và nếu có nhà dụng lên ờ đây cũng chỉ là lều lán tạm thòi của những ngưòi trông coi gỗ nứa bốc ở thuyền bè lên chờ chuyển đi. Cũng có mấy ngôi nhà gạch nhỏ ở phía dưói Cột Đồng hồ, đó là những nhà làm có xin phép của mấy hãng buôn lớn người Pháp có thế lục, cần có chỗ cho người phụ trách chuyên chở hàng hóa lên xuống bến tàu. Sau thêm kho nhà dầu Socony ở ngoài bãi khu cầu Đất (nay là đường Hàm Tử Quan); cạnh kho nhà dầu là bãi bóng Éclair, tên đội bóng của một xí nghiệp, chỗ luyện tập và thỉnh thoảng có tổ chức thi đấu.
 
Như vậy, trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX, bãi cát bờ sông ngang với Hàng Nâu - ô Quan Chưởng - Chợ Gạo chiều rộng còn mỏng, dòng sông chảy gần sát chân đê, thuyền bè mang hàng hóa ra vào tấp nập. Chỗ các thuyền bè đỗ cũng coi như được ấn định: bên phía trên cầu sông Cái là bến của bè mảng tre nứa lá, do vậy mà có tên là Bến Nứa. Từ chân cầu trở xuống là chỗ đậu của thuyền buôn các hàng nông lâm sản (gạo, đỗ, ngô, khoai, chuối, mía đưa từ các tỉnh trung du về), hải sản (tôm, cá, dạm của miền bể), hàng thủ công nghiệp (chiếu, nón, vải thô của các tỉnh đồng bằng); người ta đem hàng vào bán trong chợ Đồng Xuân, Chợ Gạo, hoặc các hàng buôn ở phố xung quanh đó ra mua cất. Xuống quá nữa là những thuyền mành từ Thuận Quảng, Thanh Nghệ mang các thứ hàng từ cau khô, quế, nước mắm, cá khô, đến gỗ lim phiến, có cả gỗ cây xếp thành bè; rồi đến những thuyền chở đồ gốm (chum vại chậu sành bát đĩa), đồ đá (cối đá, bia mộ chí, đá chân cột nhà). Những cửa hàng ở các phố ngang dọc bên trong là nơi tiêu thụ những hàng sản xuất ở tứ xứ đưa về. Những thuyền này lại buôn cất những hàng của Hà Nội đem về địa phương như vải, giấy, dầu hỏa, hàng thủ công Hà Nội, hàng của các hãng nhập khẩu Pháp do các của hiệu khách và của hiệu ta buôn lại rồi bán cất cho các lái buôn tính lẻ.
 
Cảnh tấp nập nói trên có từ thế kỷ trước, khi chưa có đường xe lửa Hải Phòng, Nam Định hoặc Lạng Son. Sau năm 1902 có đường xe lửa rồi, việc chuyên chở hàng hóa bằng đường thủy trên sông Hồng vẫn quan trọng và lại còn phát ưỉển thêm; buôn bán thịnh vượng mà đường xe lửa thì không đủ chuyên chở, tiền cước lại đắt, nó phục vụ nhiều cho hàng quá cảnh qua Hải Phòng đi Vân Nam và Quảng Tây.

Xem thêm...

38.544 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ