Xưa kia về thời Hậu Lê, sách Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ có chép: “Phường Diên Hưng và phường Đồng Lạc là phố Hàng Áo, bán cấc thứ tơ lụa vóc nhiễu rất nhiều”. Đồng Lạc sau là phố Hàng Đào và Diên Hưng là phố Hàng Lam. Sách Đại Nam nhất th u đời Nguyễn gọi phường Diên Hưng là phố Việt Đông (Việt Đông là tên tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc) là nơi mà triều đình cho phép người Hoa kiều ở Hà Nội được cư ngụ. Nhân dân thì gọi phố đó là Hàng Ngang. Tên Hàng Ngang gốc gác ở đâu mà có? Chưa có giải thích nào thỏa đáng.
Về mặt nhân chủng, Hàng Ngang khác với Hàng Đào, là đường phố có hai bộ phận cư dân là người Việt Nam, người Minh Hương, người Hoa kiều. Thời phong kiến, triều đình Việt Nam - Hậu Lê và Nguyễn - định ra luật cư trú cho người ngoại quốc rất nghiêm. Theo lệ cũ, người Hoa được tổ chức thành “bang”, tập trung vào mấy noi ở Hà Nội là Việt Đông (Hàng Ngang) và Hà Khẩu (Hàng Buồm), hết thời hạn phải về Tàu; nếu tình nguyện ở lại làm người Minh Hương thì phải thay đổi y phục, theo phong tục Việt Nam. Như vậy người Minh Hương tổ tiên sang ở nước ta lâu đời rồi, con cái đã Việt hóa nhiều. Người Minh Hương mang y phục Việt Nam, học trường Việt Nam cũng thi đỗ tú tài cử nhân, cũng có người ra làm quan; họ có quan hệ họ hàng với cả ta và Tàu.
Nhiều họ lớn người Minh Hương ở Hàng Ngang như họ Phan, anh em họ hàng đều là chủ hiệu tơ lụa lớn, như Phan Vạn Thanh, Phan Hòa Thành, Phan Thái Thanh, Phan Hưng Thanh, Phan Cự Thanh, Phan Dụ Thành, Phan Đức Thành. Họ buôn bán tơ lụa, có ngưòi lại làm cả mại bản (compradore) cho mấy công ty nhập cảng vải sợi của Pháp nên càng có thế trong nghề đó. Người Minh Hương ở đây đã đem việc cúng lễ của Tàu pha vào với việc cúng lễ của ngưòi Việt Nam, như lập hội dựng đền Tam Thánh thờ Quan Công ở Ngọc Sơn cùng vói Trần Hưng Đạo trong đó.
Buôn bán ở Hàng Ngang phải là những nhà giàu lớn. Ngoài họ Phan ngưòi Minh Hương, ngưòi Việt Nam có Trịnh Phúc Lợi (nhà số 7), Lợi Quyền (nhà số 27) cũng bán tơ lụa. Hàng tơ lụa bán ở phố này đều là thứ xếp loại cao cấp: gấm vóc, đoạn, nhiễu, xa tanh...
Hàng Ngang nổi tiếng có mấy hiệu chè tàu: Sinh Thái, Chính Tháỉ, Ninh Thái, Song Hỉ. Chè được đựng trong lọ sứ, chè đống vào bao thiếc, chè gói giấy tàu bạch xếp trong thùng sắt. Những hòm chè mang chữ Tàu ngang dọc vớl hình vfi núi Vũ Di bên tĩnh Phúc Kiến Trung Quốc là nơi sản xuất ra chè xanh ngon; nhưng thực tế, bên cạnh một số ít chè chính cống của Trung Quốc như chè Thiết Quan Âm, thì nói chung chè tàu bán ở Hàng Ngang là chè Phú Thọ được họ buôn về sao chế lại theo lối của họ rồi đống gói bán cho ta với danh nghĩa là chè tàu Đầu xuân. Vào cuối những năm ba mươi, có một cửa hiệu chè của người Việt Nam ra cạnh tranh, bán chè Phú Thọ nguyên chất ở phố Hàng Ngang, đó là hiệu Đồng Lương (số nhà 42) của Phạm Trác Đồng.