Thôn Đông là một nửa làng Hoàng Mai, ở giữa thôn Đoài và Thanh Mai, chếch về phía đông nam. Diện tích thôn Đông rộng hơn thôn Đoài nhiều, nếu kể cả xóm Bến, còn thì hai khu Đông Đoài rộng gần ngang nhau.
Thôn Đông có bốn xóm: kể từ đình ở phía tây sang phía đông dọc theo đường làng xây gạch, đỏ là xóm Đình, xóm Tây, xóm Trung, xóm Đông. Thôn Đông chung vói xóm Bến, có sáu giáp là Thu Pháp, Trung, Đông, Ihịnh, Đoài Ngoài, Đông Nội.
Thôn Đông thông với đường Hoàng Mai (Trương Định) từ đình làng phải qua thôn Đoài; đi ra đường chùa Hưng Ký (Minh Khai) cũng phải qua thôn Đoài chỗ lối Gốc Gạo, hoặc phải qua Mai Động chỗ con đường Gốc Đề, có hai bãi tha ma (nay là Nhà máy May mặc xuất khẩu).
Hoàng Mai là một làng cổ và thôn Đông là hạt nhân cũ của làng này, nên có nhiều chỗ xây dựng thờ phụng. Đình Hoàng Mai là một ngôi đình lớn ở trên khu đất rộng ởrìa làng bên phía tây, cây cối cổ thụ sum suê, cạnh đình có chùa làng, có trường lương học. Đi về hướng đông, đối diện với đình cả, cách một cái ao, là một ngôi đình thứ hai nhỏ hơn, gọi là đình Đụn; bên canh đình Đun là nhà hội đồng làng xã (nay là ủy ban hành chính xã). Đình thứ ba cũng nhỏ, là đình Đông, ngôi nhà xây riêng của thôn Đông.Đình Hoàng Mai thờ Trần Hãng là em Trần Khát Chân, thành hoàng làng Tương Mai.
Làng có mấy cái quán là: Quán Đình (nay là cửa hàng dược, trông sang trạm y tế xã), Quán Bô ở cạnh giếng Đông.
Thôn Đông có mấy giếng làng xây to, là giếng Đình và giếng Đông, cả thôn vẫn gánh nước về dùng (nay trong làng đã có nước máy, giếng dùng để thả cá).
Đường làng đều lát gạch cả, lát từ thời Lý Sinh làm lý trưởng và Tổng Sự làm chánh tổng Hoàng Mai.
Trong mấy thôn của xã Hoàng Mai thì thôn Đông có đặc điểm khác với hai thôn kia: Thanh Mai là một xóm nghèo, hoàn toàn làm nông nghiệp - thôn Đoài có rất nhiều gia đình buôn bán - còn thôn Đông thì lắm người làm quan lại công chức hoặc nhân viên công nhân sở tư. Thôn Đông tập trung những gia đình có vai vế, có người làm chức việc: tiên chỉ là Phú Kỳ (Nguyền Kỳ làm tri phủ); chánh hộỉ là Cửu Diên, lý trưởng (đa số sau ra làm chánh tổng Hoàng Mai) có Lý Sự, Lý Phúc, Lý Trường, Phó lý Sinh. Trong khi đó, các thôn khác chỉ có phó lý.
Thôn Đông có mấy họ to là họ Nguyễn (ba họ Nguyễn là Nguyễn Tiến, Nguyễn Duy, Nguyễn Hữu), họ Ngô, họ Vũ (họ Vũ thời phong kiến có nhiều quan lại).
Hoàng Mai là một làng trù phú, thôn Đông có nhiều nhà ngói kể cả cổ và kim; nhà cổ là những nhà làm theo kiểu kiến trúc dân tộc năm gian cột chồng (kiểu nhà đại khoa). Nhà cổ làm từ trước năm 1935 có đến mươi mười lăm chiếc, là của những gia đình làm ruộng giàu cố và cho vay lãi, đong thóc trữ, một số là lý truởng, phó lý, chánh tổng; - của những gia Mi có mộng kiêm nghề buôn bán tại làng (bán hàng tấm); - của những gia đình có người đi làm công chức, thư ký, nhân viên sở tư ăn tiêu dành dụm mà có.
Nhà làm kiểu Tây lối mới lác đác bắt đầu có từ năm 1940, và được xây cất nhiều trong thời tạm chiếm, nhà hai tầng của Bá Đạo, Cửu Diên, Giáo Tô, Giáo Cận. Xưởng dệt của Nguyễn Tiến Tòng đặt ở trong làng tại một villa ở xóm Trung có từ năm 1940 là một sự việc cá biệt; xưởng dệt bít tắt khàn mặt đỏ sau dọn lẽn phố, chỗ cuối Hàng Bài noi xe điện tránh nhau.
Thôn Đông Hoàng Mai không có ai là người bên ngoài vào tậu đất lập nghiệp ở trong làng.
Về kinh tế như đã nói, thôn Đông có nhiều gia đình giàu có song chỉ có ít gia đình chuyên làm nông nghiệp, họ cày cấy và làm giàu bằng cho vay lãi, đong thóc tích trữ.
Người làng có nhiều người được đi học chữ Tây nên số công chức người làng khá đông; tuy vậy không có mấy người có bằng cấp cao, công chức chỉ làm thư ký, tham tá các tòa sở (tòa sứ, tòa án) hoặc làm giáo học, còn thì là những nhân viên sơ cấp Sở Địa chính (thư ký vẽ), công chính (cai lục lộ) và bưu điện (bưu tá). Một số làm công nhân xí nghiệp tư (phần nhiều ở mấy hãng sủa chữa ô tô).
Nói chung vì Hoàng Mai ở ven nội gần thành phố, những người đi làm trên phố thì gia đình vẫn ở lại làng, vợ trông nom vườn ao chăn nuôi thêm làm nghề kinh tế phụ.
Hầu như không có ai người làng xuất ngoại đi kiếm ăn xa.