HOTLINE: 0963 626 909

Thành Cổ Loa của Thục An Dương Vương

55.215 views
Trải bao thế kỷ, thành Cổ Loa cũ còn tồn tại đến giờ, vẫn giữ đủ di tích để nói lên sự thịnh vượng hùng cường của nước Âu Lạc ở thế kỷ III trước Công nguyên. Nằm trên một diện tích rộng 400 hécta, nay gồm mấy xã Cổ Loa, Dục Tứ, Thư...
Trải bao thế kỷ, thành Cổ Loa cũ còn tồn tại đến giờ, vẫn giữ đủ di tích để nói lên sự thịnh vượng hùng cường của nước Âu Lạc ở thế kỷ III trước Công nguyên.
 
Nằm trên một diện tích rộng 400 hécta, nay gồm mấy xã Cổ Loa, Dục Tứ, Thư Cưu; cổ Loa có ba vòng lũy đắp lối xoáy trôn ốc (nên có tên là Loa thành), vòng ngoài chu vỉ 8 cây số; vòng giữa 6,5 cây số, vòng ttong 1,6 cây số hình chữ nhật; lũy cao, trung bình 4-5 mét, có chỗ cao 8-12 mét, mặt lũy rộng 6-12 mét, chân lũy 20-30 mét. Lũy trong có 18 ụ đất đắp nhô lên khỏi mặt lũy cách chân lũy hàng chục mét. Trong thành có nhiều gò đống và những dải đất hình thành thế đất gập ghềnh, gấp khúc, có lọi cho việc bố phòng mai phục, đánh đột kích. Tính ra phải đào đắp 2,3 triệu mét khối đất. Công trình xây đắp đồ sộ ắt phải huy động một số lượng nhân lực lớn và gặp nhiều khó khăn (câu chuyện thần Rùa Vàng đuổi ma quái giúp nhà vua hoàn thành việc đắp thành. Rùa Vàng còn để lại cho vua Thục chiếc nỏ thần để giữ thành chống ngoại xâm).
 
Làng Thụy Lôi (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh) tên nôm là làng Nhôi ngày nay còn giữ được tục lệ rước vua sống đến đền Sái để tạ ơn thần giúp vua đắp thành (ngày 12 tháng giêng mở hội). Chỗ đền Sái tương truyền là núi Thất Diêu, noi vua Thục gặp thần. Thần Kim Quy (Thanh Giang sứ) chém Gà Trắng trừ ma quái cản việc xây thành. Đến ngày hội, một bô lão người làng được chọn đỏng vai vua Thục, mũ áo vương giả, ngồi kiệu rước từ đình Nhội đến đền Sái làm lễ (đọc ven sông Nhị của Phan Hà - truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh).
 
- Rùa Vàng là nhân vật huyền thoại, còn những con ngưòi cụ thể đã giúp vua An Dương vương xây thành, tổ chức quân đội, mà ta còn biết được là những ai?
 
Ông Nỏ - Cao Lỗ một đô vật thường gọi là Đô Lỗ - là người phát minh chế tạo ra nỏ bắn mũi tên đồng mỗi lần được nhiều phát khiến kẻ địch khiếp sợ; ông có đền thờ ở cổ Loa, ở Ái Mộ (Gia Lâm); Cao Tứ, em Cao Lỗ có đền thờ ở thôn Hương Nghĩa nay ở phố Đào Duy Từ thành phố Hà Nội. Ba cha con ông Nồi có đền thờ ở thôn Ngọc Chi và Vĩnh Thanh (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh).
 
Thục An Dương vương thất bại vì bị Triệu Đà dùng quỷ kế lấy mất bí mật quân sự (truyện “Mỵ Châu - Trọng Thủy”). Bài học mất cảnh giác chính trị chứng tỏ dù có thành cao hào sâu và vũ khí sắc bén cũng vô hiệu khi để kẻ địch lẻn vào nội bộ.
 
Những di tích còn lại của cổ Loa qua địa danh như gò Cột Cờ, gò Đống Bắn, Ngự Xa đài, gò Đống Giáo rải rác ở thành giữa và thành ngoài. Thành trong còn đền Vua Thục (xây năm Chính Hòa 8 Đinh Mão 1687; sửa chữa năm Quý Ty 1893) tục gọi là đền Thượng, làm ttên một quả đồi rộng ở góc tây nam thành; trong đền cố nhà bia, ba tấm bia khắc năm Hoàng Định 7 (Bính Ngọ 1606) có tượng đồng của vua Thục nặng 255 cân đúc năm Gia Long 6 (Đinh Mão 1807), có đôi ngựa đồng cổ làm từ năm Vĩnh Thịnh 12 (Bính Thân 1716).
 
Cổng đền cố đôi rồng đã chạm khắc tinh vi. Trước cổng đền dưới chân gò có giếng Ngọc (tưong truyền là noi Trọng Thủy ân hận vì sự phản bội đã tự tử; My Châu bị chém ở bờ biển Đông, máu chảy được giống ưai hút và biến thành ngọc, ngọc ưaỉ biển Đông đem rửa bằng nước giếng cổ Loa sẽ sáng đẹp bội phần). Am Bà Chúa ở dưói bống một cây đa nghìn tuổi là đền thờ Mỵ Châu.
 
Đình Ngự triều di quy dựng năm Thành Thái 1907, đình mua lại của một làng ở Bạch Hạc, là noi thiết triều xưa của vua Thục. Ngoài ra còn miếu thờ thần Kim Quy.
 
Hội đền Cổ Loa tổ chức vào đầu xuân mồng 6 tháng giêng; bảy xã chung quanh cùng tham gia; đại biểu làng Quạy (Hà Vĩ) được đón tiếp trọng vọng, về có "bổng chủ” (quà biếu) để chia cho các gia đình tám giáp trong làng (sở dĩ có chuyện đó là vì trước kia dân Hà Vĩ ở trên đất Cổ Loa, họ đã di làng đến chỗ khác để lấy chỗ đắp thành).
 
Thành Cổ Loa bị thất thủ, triều Thục bị diệt (năm 179 trước Công nguyên) đất Việt bị lệ thuộc vào nước Nam Việt của Triệu Đà, rồi vào đế quốc Trung Hoa từ Hán đến Đường suốt một nghìn năm, bao phen dân Việt nổi dậy đấu tranh, to nhỏ đến hàng trăm cuộc khởi nghĩa, mở đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-42) kết thúc là trận thắng trên sông Bạch Đằng diệt quân Nam Hán của Ngô Quyền (năm Mậu Tuất 998). Vua Ngô đóng đô ở Cổ Loa, đó có phải là một cử chỉ mà sử gia Lê Văn Hưu đâ bàn: với Ngô vương lên ngôi ở Cổ Loa, chính thống của nước Việt đã nối lại được. (Đại Việt sử ký).
 
Triều đình Ngô tồn tại có sáu năm, di tích còn lại ở cổ Loa không có bao nhiêu, người ta nhắc đến cây đa cổ thụ ở xóm Chùa, đến nhà thờ họ Đỗ, có con gái là cung phi, ở thôn Dục Tú xóm Hậu, làng Cổ Loa có chợ Sa ở khu đất cao cạnh ngòi nước phía nam lối vào của thôn là một chợ lớn trong vùng có từ lâu đời.
23/02/2018
55.215 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ