HOTLINE: 0963 626 909

Quá trình thay đổi ở bên trong phố Huế

10.409 views
Bản đồ Hà Nội năm 1831 - Đầu phía bắc phố Huế là thôn Hàm Châu; con đuờng từ Cửa Nam thành Hà Nội qua phố Thợ Nhuộm đến đầu Hàm Long thì rẽ xuống phía nam vào đầu đuờng phố Huế. Phía tây con đuờng này, cạnh thôn Giáo Phường...
Bản đồ Hà Nội năm 1831 - Đầu phía bắc phố Huế là thôn Hàm Châu; con đuờng từ Cửa Nam thành Hà Nội qua phố Thợ Nhuộm đến đầu Hàm Long thì rẽ xuống phía nam vào đầu đuờng phố Huế. Phía tây con đuờng này, cạnh thôn Giáo Phường có đồn Trung quân của tổng trấn Bắc thành (đồn Trung quân rộng đến sát thôn Giáo Phường, đến thôn Thể Giao và Thiền Quang). Tại thôn Phúc Lâm có cựu Giao Sở, tức là nền cũ đàn Nam Giao. Xuống nữa là cửa ô Yên Thọ.
 
Bản đồ năm 1873- Thời kỳ này nhiều địa danh của Hà Nội đã thay đổi; 23 phường thôn cũ của tổng Tả Nghiêm chỉ còn 15 phường thôn của tổng Kim Liên, và 20 phường thôn của tổng Hậu Nghiêm chi còn 8 thôn của tổng Thanh Nhàn. Nhiều thôn sáp nhập vào vói nhau và lấy tên mới.
Một chuỗi các thôn xóm rải rác ở hai bên đường cái (sau này là phố Huế) thường thì lùi quá vào phía bên trong, cách với đường cái là những ruộng lúa, đầm hồ ao muống hoặc gò đống tha ma mộ địa. Cánh đồng lúa trải rộng lốm đốm lũy tre xanh che kín xóm làng, thấp thoáng nóc ngỏi đỏ của đình chùa đền miếu.
 
Bản đồ năm 1890 - Quân đội thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội đã được năm, sáu năm, chúng thúc ép triều đinh Huế ký giấy cát thành phố này cho chúng làm nhượng địa và bắt đầu việc quy hoạch và xây dựng, nhưng khu vực phố Huế này còn nằm ở bên ngoài kế hoạch của chúng.
 
Chỗ phía bác, nãm 1890, đã hình thành con đường phố từ đông sang tây và được đặt tên là phố Gambetta (phố Trần Hưng Đạo), đường phố này coi như ranh giới cực nam của thành phố Hà Nội mới thành lập và đang mở mang ở phía nam và đông nam hồ Gươm. Phố Hàng Bài, Hàng Giò đã xuất hiện một số nhà cửa ở hai bên đường. Từ cuối Hàng Bài - Hàm Long trở xuống, chưa thành đường phố, dọc hai bên đường vẫn là cảnh đồng ruộng và thôn xóm cũ, có thêm họa chăng là lác đác ở những chỗ đầu lối rẽ vào làng bên trong những cụm nhà tranh nhỏ là những quán bán hàng.
 
Đến năm 1908, trên bản đồ xuất hiện mấy con đường mới mở chưa đặt tên và đánh số là Voie 81, Voie 76, Voie 88.
Voie 81 sau là phố Jouhaux (phố Ngô Văn Sở).
Voie 76 sau là phố Reinach (phố Trần Quốc Toản).
Voie 88 sau là phố Riquier (đầu phố Nguyễn Du).
Con đường Pavie (Hàn Thuyên) hãy còn mới dự kiến.
 
Mười mấy năm sau (1921), phố Huế đã thành một con đường trục đến chợ Hôm, nhưng chỉ ở bên mặt đường phía tây mới có mấy phố ngang ngắn, còn bên mặt đường phía đông thì hồ ao chưa được lấp hết. Tại chỗ chung quanh gần chợ Hôm này có một số công trình xây dựng là trường học Hàng Kèn, nhà thương Mắt, trường trẻ con lai mồ côi; chợ Hôm đã khá đông đúc; quá phía dưới là nghĩa địa Tây.
 
Khu vực bên phía đông phố Huế ít được mở mang xây dụng, ít có nhũng công sở hơn là ở bên phía tây dọc con đường Lò Đúc. Phải xuống mẫỉ đến sát của ô Cầu Dền mới có nhà lục xì, một khu nhà rộng nhiều buồng đã được xây dựng từ năm 1902 (không hiểu tại sao ngưòi ta lại đưa cơ quan y tế này xuống tận đây, một noỉ hoàn toàn là nông thôn về thời kỳ đó?) Năm 1918, thì khu nhà đó được cải tạo thành trường học cho trẻ con ở chung quanh ô. Và từ năm 1892, ở khu vực gần cửa ô đã có một xí nghiệp vào cỡ lớn so với bấy giờ, là Nhà máy Diêm; nhà máy được xây dựng ữên nền của đàn Nam Giao đắp từ đòi Hậu Lê trên địa phận thôn Vân Hồ. Cạnh Nhà máy Diêm, năm 1921 có thành lập một khu luyện tập thân thể cho thanh niên, Trường Thể dục Edep do sáng kiến của một nhà giáo du học ỏ Pháp về là Nguyễn Quý Toản.
 
Cho mãi đến cuối những năm ba mươi, bên dưới đường Nguyễn Du đến Nhà máy Diêm vẫn chưa có thêm một trường học công nào, không có một bệnh viện, một cơ sở khoa học nào. Làng Thể Giao ở ven hồ Bảy Mầu là điển hình cho khu cư dân nghèo, thiếu vệ sinh, không được chính quyền thành phố quan tâm, và nhiều lần đã là ổ truyền nhiễm những bệnh dịch ghê gớm.
 
Cả một dải đất đai dài một cây số, rộng 600-700 mét từ thôn Giáo Phường đến thôn Vân Hồ, trong nửa thế kỷ Pháp thuộc thì ba phần tư thời kỳ, mới có một nửa phía trên thành phố xá có nhà cửa tương đối kín hai bên mặt đường; chỉ đến thời kỳ sau năm 1935, khi bãi thể dục Edep được giải tỏa, thì nửa phía dưói khu vực phía tây phố Huế này mới bắt đầu được quy hoạch và xây dựng nhà cửa khang trang đến ngang quãng Nhà máy Diêm, thành một khu dân cư hiện đại. Phần khu sát mép hồ Bảy Mâu thì hãy còn ở giai đoạn dự kiến cải tạo và xây dựng.
 
 
09/01/2018
10.409 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ