Phố Reinach là một phố ngang nhỏ, năm 1920 chưa đặt tên, trên bản đồ cũ còn mang con số Voie 76. Hai thập niên đầu thế kỷ, đường phố này là một con đường đất mòn đi từ Dốc Miếu Cây Thị sang phố Hàng Kèn (phố Quang Trung). Khi ấy hai bên mặt đường đã có một ít nhà xây từ sớm của người Việt Nam gốc gác làng cũ phường Phục Cổ (nhà số 7 hai tầng nhỏ - nhà số 23 một tầng nhiều gian).
Việc xây dựng khu vực này thành đường phố cư dân có ý dành làm chỗ ở cho người Pháp vì ở liền khu phố Tây nên các lô đất đều có diện tích rộng để xây nhà theo kiểu villa to, hiện đại, đủ tiện nghi. Cũng có một số ít nhà của tư nhân Việt Nam làm để ở thì thường diện tích hẹp tuy là nhà hai tầng và không có sân rộng (như nhà số 20).
Phố Reỉnach bắt đầu từ ngã ba nối với phố Huế, bên cạnh nhà góc phố là một cơ sở kinh doanh công nghệ, hãng Ricinol (số 3), chuyên ép dầu thực vật (ngôi nhà này trong thờỉ tạm chiếm là xưởng Tiến Mỹ, vừa sửa chữa vừa cho thuê ô tô, vừa dạy lái; sau 1954 là xí nghiệp đồng hồ). Tiếp đến là mấy ngôi nhà hai tầng nhỏ hẹp kiểu cổ (nhà số 7 là nhà cụ Tỳ nhân viên bưu điện, sau là một tiệm hút kín đáo); nhà số 9 xây to hơn; nhà số 11 là nhà một tầng hai gian. Đối diện, bên số chẵn, cũng là hai ngôi nhà hai tầng (số 6) có bốn gian rộng, không có vườn.
Sau đó phố Reinach đi giữa hai khu vực khá rộng ở hai bên mặt đường: một bên là tường sau dãy nhà phụ thuộc của trường trẻ con lai mồ côi, trường làm trên đất cũ đình làng Phục cổ, cổng chính quay ra phố Riquier (Nguyễn Du); một bên là vườn và sân sau của dinh cơ Đỗ Đình Thuật chiếm một quãng dài dọc mặt đường phố. Bên cạnh khu dinh cơ của Đỗ Đình Thuật là khu đất của Tổng đốc Lê Hoan; khu đất đó lâu năm chưa được xây dựng, trong đó có một vườn chuối và mấy chiếc nhà nhỏ xây tạm của gia đình người gác vườn, thêm một số gia đình ngưòi đến ở nhờ. Ít lâu sau vườn chuối là một bãi chứa than củi bán lẻ; cạnh đó là xưởng đóng đồ gỗ và chứa gỗ của nhà hàng Phúc Lợi tức Cai Khoa ở phố Huế.
Khoảng năm 1930, trên bãi than củi đó là mấy villa nhỏ một tầng có vườn và hàng rào chung quanh, và một ngôi nhà hai tầng bốn gian (sô 22-28). Tuy nhiên chỗ đất rộng đó cũng chưa sử dụng hết, nhà dựng tạm hãy còn; một chủ hãng ô tô bến xe số 17 thuê để làm chỗ để xe. Có một ngõ nhỏ thông với bên trong xóm nghèo đó. Khoảng năm 1939, nhà hoạt động cách mạng Hoàng Văn Thụ đã có một thời gian ngắn ẳn náu đế làm việc (theo lời ông Hoàng Vân Xuân).
Bên kia đuòng dãy số lẻ, từ khu trường trẻ mồ côi lại đến ngã tư Bà Triệu là bốn năm ngôi nhà lớn kiểu villa hiện đại, nhà hai tầng có sân thượng bê tông; đó là những nhà của thương gia và thầu khoán người Việt Nam ở trên phố, xây vào những năm 1936-1940.
Quãng phố Trần Quốc Toản đó có những nhà của:
- Cả Thông: chủ đồn điền và buôn bán.
- Hai Tiến: thứ y sĩ không đi làm - chăn nuôi
- Ba Tuần: không đi làm sau khi học xong trung học.
- Tư Đạt nhân viên Trường Trung học Paul Bert
Qua ngã tư Bà Triệu, vẫn cái quang cảnh nhũng ngôi nhà rộng và lớn kiểu hiện đại. Dãy bên số chẵn ở phía bắc mặt đường phố, có hai ngôi nhà rồi đến khu vực Trường Tiểu học Hàng Kèn vói bức hàng rào dài bằng xi măng. Bên dây số lẻ phía nam mặt đường, có một ngôi nhà một tầng nhiều gian kiểu cũ và một dãy liên tiếp năm ngôi nhà villa lớn (từ số 35 đến số 43).
Nói chung những nhà ở đoạn phố Reinach này, trong những năm thuộc Pháp, những ngôi nhà đẹp và rộng hầu hết dành cho người Tây ở, chỗ này là khu phố Tây.
(Theo Annuaire général de l''Indochine 1923 và Indochine Adresses 1936-1938: trong số 45 số nhà ở phố Reinach từ ngã ba phố Huế đến ngã tư Jauréguiberry (Quang Trung) có 15 nhà mang địa chỉ người Tây.