Phố Nguyễn Công Trứ (Rue Sergent Larrivée). Đoạn trước phía tây trên đất Yên Hội - Thọ Lão.
Đường phố này sớm được hình thành vì có khu nghĩa địa Tây mở ở chỗ giáp với phố Huế, và sau thêm một nghĩa địa Công giáo của người Công giáo Việt Nam gốc Nam Kỳ cũng ở chỗ gần đầu phố bên phía đối diện, rồi lại có một xí nghiệp lớn là nhà máy rượu đầu đoạn phố chỗ góc ngã tư Lò Đúc, xây dựng khoảng năm 1895-1896. Con đường đó lúc đầu chưa có tên, chỉ gọi là đường đến nghĩa địa, đến năm 1906 mới có tên chính thức là phố Larrivée.
Phố Nguyễn Công Trứ ở trên đất cũ thôn Yên Hội và giáp Thọ Lão xóm Đồng Nhân. Quãng thôn Yên Hội chỗ này còn gọi là Yên Hội Hàng Huong vì đất Yên Hội khá rộng. Di tích còn đình làng Cảm Hội ở số 55 phố Nguyễn Công Trứ, thờ thần Xà Công, theo thần tích là một viên tướng của vua Hùng; đình Yên Hội Hàng Hương ở trong ngõ số 19 phố Nguyễn Công Trứ.
Con đường Larrivée (Nguyễn Công Trứ) có từ lâu nhưng lại là nơi xa trung tâm thành phố, hẻo lánh, ít người muốn xuống đây ở. Trước năm 1930 phía bên trên Nhà máy Rượu - như Đức Viên, Hòa Mã - cũng hãy còn là xóm nhà lá và vườn ao thiếu vệ sinh, và thực sự mới có quang cảnh phố xá với nhà nhiều tầng hiện đại từ những năm 1935-1936 trở đi; vì thế ở thời điểm này phố Nhà máy Rượu ở bên mặt đường có hàng tường dài của Nhà máy Rượu ở bên mặt đường phía bắc, đường cao sát nóc những ngôi nhà bên trong tường có trổ mấy cổng sắt to làm lối ra vào của xe tải xe bò chuyên chở ngô thóc vào và đưa ra ngoài rượu thùng, rượu chai và bã rượu.
Mật đường phía nam có một số ít nhà gạch lợp ngói nhỏ kiểu rất cổ ở gần nghĩa địa Tây. Còn suốt dọc phố chỉ loáng thoáng những nhà lá lụp xụp cách nhau là những thửa ruộng trồng rau ngoài có hàng rào cây xanh, có chỗ là vườn chuối rộng. Đó là những nhà của người làng thuộc xóm Đồng Nhân và Hàng Hưong ở gần đó làm các nghề lao động và buôn bán vặt, bốc vác cho Nhà máy Rượu. Một số người làm công cho Nhà máy Rượu, cai và nhân viên nhà giấy, có tiền đã tậu đất ở chung quanh khu vực này, làm nhà để ở và cho thuê.
Dần dần những năm sau, ở phố Larrivée (Nguyễn Công Trứ) có những ngôi nhà gạch một tầng nhỏ thay cho nhà tranh. Vài ba nhà mở cửa hàng vặt, khách mua là những dân nghèo trong phố và các ngõ bên trong. Chỉ có một ngôi nhà lớn ở góc phố Huế - Nguyễn Công Trứ, đó là nhà của Phạm Văn Vỹ, chủ thầu làm giàu về nghề làm mộ chí, bia đá cung cấp cho mấy nghĩa địa bên cạnh. Những ngôi nhà mới mọc lên lác đác giữa dãy nhà cũ kỹ của phố Nguyễn Công Trứ là những nhà mới làm về sau những năm bốn mưoi và nhất là trong thòi tạm chiếm (1948-1954).
Dọc phố Nguyễn Cổng Trứ, ở mặt đường phía nam có nhiều ngõ: cách ngã tư Lò Đúc dăm chục thước có phố 33B; rồi đến phố nhỏ thông với đường phố Đồng Nhân ở bên trong, những ngõ đó ở cạnh các số nhà 19,33,43 và 67 phố Nguyễn Công Trứ.