Năm 1921, mới có một đoạn phố mới mở chưa đặt tên (trên bản đồ ghi là Rue Nouvelle) từ ngã tư cạnh nhà thờ Hàm Long xuống, dài không quá 100 mét; nơi đây còn là đất của thôn cũ Hàm Khánh. Sở dĩ con đường này được sớm tạm vạch ra là vì có ngôi nhà thờ Hàm Long và mấy dãy nhà một tầng của Nhà Chung làm cho giáo dân thuê ở quanh nhà thờ, trong số đó có dãy nhà ở phố Laveran (nay là Lê Văn Hưu).
Khoảng năm 1930 trở đi, phố Jacquin (Ngô Thì Nhiệm) đã hình thành. Đoạn đầu của phố này, tức là Rue Nouvelle trước đây, từ số nhà 1/2 đến số nhà 29/56, đoạn thứ hai từ ngã tư Harmand (Trần Xuân Soạn) đến hết phố, tức là từ chỗ ngang chùa Đức Viên đến ngã ba ngang mấy khu nghĩa địa Công giáo và nghĩa địa Tây.
Đoạn đầu, bên trái, dãy số lẻ, tường nhà thờ Hàm Long chiếm một quãng dài; rồi đến những ngôi nhà nhỏ dọc mặt phố, bên trong cũng có nhà; chỗ này thuộc khu đất Nhà Chung trải rộng đến phố Laveran (Lê Văn Hưu). Cả quãng này chỉ có một ngôi nhà hai tầng hai gian là nhà số 7.
Đối diện bên kia mặt đường, tức là phía tây dãy số nhà chẵn thì lại có nhiều nhà hai tầng lớn, xây chắc chắn, kiểu mới của những năm 1927-1930, hầu hết là nhà làm sát hè đường, nhiều gian để cho thuê, người thuê cũng phải là những công chức lương khá.
Quãng từ ngã tư Laveran (Lê Văn Hưu) trở xuống, cả hai bên mặt phố đều có những ngôi nhà lớn: bên số chắn tiếp với đoạn trên, có những ngôi nhà hai tầng nhiều gian (nhà rộng rãi cao ráo có những gia đình người Tây thuê, số đông là công chức gốc mấy tỉnh Ấn Độ thuộc Pháp). Bên số lẻ có hai ngõ nhỏ (cạnh số nhà 13 và số nhà 23) đi sâu vào bên trong có nhũng dẫy nhà một tầng nhiều gian cho thuê rẻ tiền. Riêng khu đất vườn chùa Đức Viên đến sát ngã tư Harmand (Trần Xuân Soạn) vẫn chưa có nhà của xây dụng (sau này đất chùa mở mang thành chợ Đúc Viên, người ta mói xây cất những ngôi nhà nhỏ tạm bợ sát hè phố để làm chỗ buôn bán, mỗi gia đình chiếm một khoảnh vì đó là đất công không phải của ai cả).
Đoạn cuối của phố Jacquin (Ngô Thì Nhiệm) từ ngã tư Harmand (Trần Xuân Soạn) đến Hòa Mã (túc là số nhà 31/58 đến số nhà 69/92) là đoạn quy hoạch đồng thời với những đường phố chung quanh như Thi Sách, Hòa Mã nên các lô đất chia để bán cho tư nhân làm nhà thường rộng trên 200-300 mét vuông; chủ đất phải theo một số điều kiện của thành phố là kiểu nhà phải hiện đại, diện tích xây dựng phải dành khoảng đất ưống làm vườn. Vì thế, không kể khu đất trống ở ngã tư Harmand của Hoàng Trọng Phu vẫn cho thuê làm chỗ chúa than củi chưa xây dựng và một số ít nhà vẫn cố từ truớc trong phố này, nhà nhỏ một tầng và mấy ngôi nhà nhiều gian làm sát hè phố (số 47-49), còn thì là những nhà kiểu mới xây vuông bằng bê tông, có nhiều buồng, lối kiến trúc của những năm 1936-1942. Cũng có một số ít nhà làm trước nay được cải tạo lại thành nhiều tầng. Lúc này giá nhà đất lên cao, nhà cho thuê được giá do tình hình chiến tranh Trung-Nhật, người Tàu có cửa chạy loạn sang đông, họ bỏ tiền ra chỉ tiêu cho ăn ở không tiếc, bọn đầu cơ kinh doanh nhà cửa được dịp làm giàu.
Phần còn lại ở đoạn cuối phố Jacquin, quãng ngang với Nhà máy Ruợu xuống đến sát khu nghĩa địa Công giáo, vói cái đà phát triển xây dựng rất nhanh đó, mấy cái ao lớn nhỏ trong ngõ Huế (phố Sergent Giác) được san lấp và nhà cửa được xây cất xuống đến sát nghĩa địa.
Nói chung những ngưòi làm nhà để ở hoặc thuê nhà ở tại phố Jacquin là nhũng quan lại (Bùi Ngọc Hoàn án sát, số 68 - Trịnh Như Tiếp trì phủ, số 47), những gia đình Tây vợ Việt Nam (số 70 một người Tây hưu trí, số 11 cuả Heinzelin quan tư Sở Địa chất, số 31 Huzeler Tây lai công chúc Sở Địa chất), những gia đình công chức trung lưu làm việc ở Hà Nội. Số nhà 65 ở góc phố Hòa Mã là bệnh viện tư của bác sĩ Vũ Thanh. Nhà số 80 là Trường Tư thục Song Thanh: một người có tiền là Sĩ Cát bỏ vốn cùng một số giáo viên kinh doanh nghề dạy học; trường này sau di về phố Wiélé (Tô Hiến Thành) đổi tên là Trường Sĩ Cát.