HOTLINE: 0963 626 909

Phố Lò Đúc (Rue Armand Rousseau đoạn phía bắc)

17.449 views
Phố Lò Đúc là một con đường cũ có sẵn từ lâu đời; ở thế kỷ XVIII nó là một con đê sông Hồng; phía trên là cửa ô Nhân Châu, có bến đò ngang Tràng Tín; phía dưới là cửa ô Đống Mác có bến đò...
Phố Lò Đúc là một con đường cũ có sẵn từ lâu đời; ở thế kỷ XVIII nó là một con đê sông Hồng; phía trên là cửa ô Nhân Châu, có bến đò ngang Tràng Tín; phía dưới là cửa ô Đống Mác có bến đò ngang ở Thanh Lãng. Con đường thủy trên sông Hồng có nhiều bến, song trên con đường giao thông từ các tỉnh miền Nam lên phía bắc này theo đường thủy khách quen đi thẳng lên bến Trừng Thanh hoặc bến Thanh Hà ở phía trên gần các chợ và các phố buôn bán hơn. Vì vậy con đường Lò Đúc vào phố không được đông đúc sầm uất như các con đường khác vào thành phố, là phố Huế hoặc phố Nam Đồng. Do đó mà khu vực này cũng chậm được mở mang.
 
Vào thế kỷ XVIII, đời Hậu Lê, ở thôn Đức Bác có nhiều người gốc huyện Siêu Loại (mấy làng Hè, Me, Rồng, Di trên, Di dưới có nghề đúc đồng, ra lập nghiệp ờ Thăng Long (huyện Siêu Loại sau gọi là huyện Thuận Thành). Phường đúc này đã dựng ngôi chùa Tổ Ong; tên chữ là Linh ứng tự, để thờ ông tổ nghề đúc đồng là Nguyễn Minh Không (chùa Tổ Ong ở trong ngõ cạnh số nhà 49 phố Lò Đúc). Những người thợ phường đúc này dần dần đi lên Ngũ Xá trên vùng hồ Trúc Bạch, hợp nhất với phường đúc đồng trên đó. Tuy nhiên ở Đức Bác, đến đầu thời Pháp thuộc vẫn còn mấy gia đình làm nghề đúc nồi xanh trong một ngỗ nhỏ bên đường Lò Đúc (bên trong số nhà 20 Lò Đúc bây giờ), họ là những gia đình theo Công giáo.
 
Đầu thế kỷ XX, đường phố này chưa có tên chính thúc, trên bản đồ vẽ năm 1907 có ghi là phố đi Lò Lợn (Rue de l’Abattoir), nghĩa là con đường đi xuống lò sát sinh dưới Lương Yên. Sau khi có chương trình quy hoạch của thành phố những năm thập niên mười, khúc đê cũ này mới có tên là phố Armand Rousseau, năm 1916 dọc phố hãy còn lác đác một số ít nhà lá. Từ sớm đường phố này đã có cây cối trồng hai bên đường; ngày ấy có những cây me cây sấu, mãi sau mới thay bằng những cây lim trắng.
 
Phố Rousseau trong một thời gian dài chỉ mói mở mang đến ngã tư Nhà máy Rượu và nhà thương chó (tức là Trường Cao đẳng Thú y); phía dưới còn là đường ngoại ô đến tận cửa ô Đống Mác, cạnh nhà số 72 hãy còn tồn tại một hồ nước (đầu phố Hòa Mã).
 
Tên phố Lò Đúc chính ra chỉ là đoạn đầu của phố Armand Rousseau, đoạn sát với ngã năm phố Hàm Long trở xuống đến ngã tư đầu phố Hòa Mã, tức là từ số nhà 1/2 đến số nhà 117/102. Đoạn phố đó có thể chia làm hai phần: phần trên là đất thôn Đức Bác, phần dưới là đất thôn Hoa Viên cũ.
 
Đoạn phố này, ở bên phải, phía tây, dãy số chẵn, ngay góc phố có một nhà kiểu villa một tầng cũ, sau xây thành hai tầng ra đến sát hè phố, nhìn từ xa cỏ vẻ cao to đồ sộ; nhà đó là một trường tư thục. Tiếp theo là mấy villa nhỏ một tầng (số 2, 4, 6 và 8) đều là những nhà được xây dựng sớm ữong thòi kỳ đầu, cũng như dãy bên trái, số lẻ, liên tiếp từ đầu phố một loạt nhũng ngôi nhà villa nhỏ một tầng (từ số 17 đến số 37, và số 35, số 39): nhà xây kiểu cũ, nền cao, có sân vườn trồng cây chung quanh, nhà làm cho nguôi ngoại quốc thuê ở, phần đông là công chức Ấn Độ quốc tịch Pháp. Những nhà villa bên số chẵn, sau bị người ta làm những của hàng nhỏ kín hết cả sân trước. Do vậy mà những nhà một tầng ở đầu phố Lò Đúc có đặc điểm là có nhiều nếp: bên ngoài là cửa hàng, cách một khoảng sân nhỏ mói vào nhà toong là chỗ ăn ở của chủ nhà, lại qua một sân nhỏ nữa mới đến bếp, nhà tắm, nhà xí... Bên toong quãng đầu phố này có nhiều khoảng đất rộng chua xây cất, về sau cũng chỉ có những nhà nhỏ làm cho thuê rẻ tiền, có ngõ thông ra ngoài mặt đường (số 6).
 
Chung quanh ngã năm Lò Đúc - Hàm Long có tới ba cửa hiệu bán thực phẩm và tạp hóa của người Tàu Phúc Kiến (nhà số 1, số 8 Lò Đúc, nhà đầu đường Hàm Long) chủ yếu là phục vụ cho các gia đình người nước ngoài trong khu vực này. Một ngôi nhà ba tầng (số nhà 18) trụ cổng ngoài có đắp hai quả cầu, là một xí nghiệp làm giày vải của người Tàu.
 
Cả đoạn phố từ ngã năm Hàm Long đến hết địa phận làng Hưong Viên cũ, tức là đến ngã tư Nhà máy Rượu (phố Larrivée nay là Nguyễn Công Trứ), tất cả có khoảng trên 100 nóc nhà, thì ở hai bên đường đoạn phố này cũng có những nét khác nhau.
 
Bên phía tây đường cái, dãy số chẵn chỉ có nửa là nhà hai tầng (16 trên 36 chiếc), nhiều nhà là nhà kiểu cũ được cải tạo lại, số lượng nhà mói làm không nhiều, và còn sót lại một ít nhà cổ làm từ những năm đầu thế kỷ. Phía bên số chẵn này có rạp chiếu bóng Mê Linh, mói xây cất trên đất cũ một ngôi nhà của một người Tây vợ Việt Nam (Labeye) và đất của một người Tây khác (Cloirat) đã nhường lại cho thành phố. (Rạp Mê Linh mói có năm 1950).
 
Giáp với rạp Mê Linh là khu Nhà máy Rượu, cổng chính quay ra phía Lò Đúc; tường và hàng rào sắt Nhà máy Rượu chiếm một quãng dài ra đến ngã tư, bên trong tường là mấy ngôi nhà một tầng của nhà máy.
 
Đoạn đầu phố Lò Đúc, bên số lẻ, số lượng nhà ít hon phía bên số chẵn đối diện (25 trên 36) vì có tới 6 ngôi nhà kiểu villa có sân vườn và một trường học (Trường Nữ học Lò Đúc, nay là trường Lê Ngọc Hân) chiếm một khoảng đất rộng. Quãng từ số nhà 77 đến số nhà 89 là một loạt những nhà một tầng kiểu cũ, làm trên đất trước đây thuộc về đất chùa Tổ Ong, nay bị che khuất ở phía bên trong. Nói chung ở đoạn phố này bên dưới là những nhà một tầng hoặc hai tầng (nhà hai tầng nhiều hon nhà một tầng) xây cất sau dãy phía bên phải trên cơ sở nhà cũ xây trước hoặc nhà mới xây theo kiểu kiến trúc những năm 1927-1930. Có một số ít nhà làm sau năm 1935 sử dụng vật liệu thép và bê tông.
 
Phố Lò Đúc ở đoạn dưói thuộc đất Hương Viên, nói chung nhà của xây cất để làm nhà ở và cho thuê cũng để ở, nên rất ít nhà mở cửa hàng buôn bán. Chủ nhà đất một số là công chức thuộc nhũng gia đình giàu có ở trên phố xuống; phần nhiều nhà ở đường phố này của giới thầu khoán thông thạo về kinh doanh nhà đất ở những khu vực mới được mở mang xây dựng (như nhà số 101 đắp chữ "Phạm gia biệt thự’, đó là nhà của Phạm Gia Kính, công chức Sở Công chính, kiêm nghề thầu khoán, có nhiều nhà cho thuê ở nhiều phố Hà Nội).
 
Phố Lò Đúc phía dưới Nhà máy Rượu và nhà thương chó, cho đến những năm thập niên ba mươi vẫn còn là một đường phố tồi tàn của ngoại ô, tuy rằng ngoại ô còn ở khá xa mãi dưới ô Đống Mác. Từ đây là đất thuộc làng cũ Cảm Hội.
05/02/2018
17.449 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ