Phố Lebois thực ra chỉ là một đoạn đường ngắn và chỉ có số nhà ở một bên mặt đường, và cũng không nhiều, chỉ bốn, năm số nhà. Mặt phố bên kia đường là bức tường sau Xưởng Cơ khí Bưu điện từ ngã ba Trần Phú đến đường Nguyễn Thái Học. Đầu phố có một vườn hoa nhỏ.
Bên mặt đường có nhà của phố Lebois (Lê Trụự) kể từ khúc đầu ưông sang vườn hoa và giáp với phố Sơn Tây, chỗ góc ngã ba là chùa Thanh Ninh (am Cây Đề) và đình Ngọc Thanh. Tiếp theo là trụ sở của một hội thiện, hội Phúc Thiện. Một hội ái hữu của nhân viên Sở Hỏa xa chuyên lo việc tang ma chôn cất cho người trong gia đình hội viên; hội này có khu nghĩa trang riêng ở Cầu Giấy, cạnh đền Voi Phục. Trụ sở Hội Phúc Thiện là một ngôi nhà khá rộng, một tầng, kiến trúc theo kiểu hiện đại pha nét Á Đông, nhiều mái chồng nhau, nên cũng có ngưòi gọi là nhà "tám mái”.
Phần cuối phố, giáp Hàng Đẫy, đối diện với Xưởng Cơ khí Bưu điện chỉ có hai ngôi nhà kiểu villa không lớn lắm. Thẳng phố Trần Phú vào là một ngõ, trong là một bãi đất rộng, lác đác có mấy chiếc nhà nhỏ một tầng. Chỗ này chưa xây dựng gì lớn vì là đất công, lại có dự kiến mở dài thêm phố Félix Fauré ra đến cửa ô. Nhưng hiện nay khu đất đó đã trở thành một xí nghiệp, làm thêm nhà cửa kín bên trong, đó là Xí nghiệp May mặc Lê Trực.
Vườn Lê Trực, gọi là vườn nhưng chi là một khoảnh đất trống hình tam giác đều, mỗỉ cạnh dài khoảng 50 mét, ba cạnh là ba đoạn của mấy phố Ông Ích Khiêm, Sơn Tây và Lê Trực. Đúng ra đó là khoảng trống đế thoáng khỉ các phố đông dân gần đó. Ngưòi tã cũng gọi chỗ này là "vườn tập kèn” vì trong thời Pháp thuộc, lính khố đỏ vẫn ra đây để tập kèn.