Phố Hàng Bông Lờ (thêm cả bên số chẵn phố Cửa Nam)
24.943 views
Từ ngã ba phố Demange (Đơmăng) tên thông thường của đoạn đầu phố Henri d'Orléans (Oólêăng), nay là phố Phùng Hưng, đường phố Hàng Bông vốn rất dài, đến tận chợ Cửa Nam, đến khúc này thì có tên là Hàng Bông Lờ và...
Từ ngã ba phố Demange (Đơmăng) tên thông thường của đoạn đầu phố Henri d''Orléans (Oólêăng), nay là phố Phùng Hưng, đường phố Hàng Bông vốn rất dài, đến tận chợ Cửa Nam, đến khúc này thì có tên là Hàng Bông Lờ và thuộc về khu Cửa Nam. Gọi là Hàng Bông Lờ vì trước đây phố này có nhiều cửa hàng bán những lờ, dặm, đó bằng tre buôn lại của dân ngoại thành. Quãng đất giáp phía ngoài chân tường thành, chỗ góc đông nam còn nhiều hồ ao, bãi lầy rậm rạp, mùa mưa nước ngập sẵn tôm cá; ngay cả sau khi tường thành đã bị phá, hào bị lấp rồi, chỗ đầm lầy này còn tồn tại đến hàng chục năm sau tức là phía sau chợ Hàng Da còn để hoang dại. Gần đó chỗ phố Nam Ngư cũng còn nhiều hồ nước lắm cá. Người ta cần dụng cụ để đánh bắt tôm cá.
Hàng Bông Lờ về thời Pháp thuộc không thấy có cửa hàng nào bán bông mà cũng chẳng còn thấy bán lờ đó gì cả. Đoạn phố này còn sót lại mươi ngôi nhà cũ một tầng lợp ngói ta, mái làm theo kiểu ngày xưa, còn các nhà khác thì đã thay hình đổi dạng - tuy vẫn giữ diện tích khiêm tốn của phần đông các nhà ở phố ta xưa - đa số được nâng một tầng gác; thường thì trên gác có những công chức trung lưu, nhân viên sở tư thuê ở, tầng dưới là những cửa hàng thợ may, thợ cắt tóc, thợ giặt là, sửa chữa xe đạp, cơ khí lặt vặt; cửa hiệu trung bình bán đĩa hát máy hát (Thiên Nhiên, số nhà 216) đại lý phụ tùng xe đạp (Xuân Dung, số nhà 206) hiệu thuốc lào Đông linh (số 236 Cửa Nam). Trông sang vườn hoa có một hiệu thịt bò, không to, nhưng có nét đặc biệt là biển cửa hàng viết bằng Quốc tế ngữ (Esperanto) gọi là hiệu Bovo (người quản lý là Hạ Bá Cang tức là nhà cách mạng Hoàng Quốc Việt che mặt mật thám).
Một khu vực nhỏ như Cửa Nam mà có nhiều hiệu thuốc, thuốc tây và thuốc đông y. Đầu Tràng Thi và đầu phố Cửa Nam bên số lẻ, là hai hiệu thuốc tây Hoàng Xuân Hãn và Thẩm Hoàng Tín, đầu Hàng Bông Lờ thêm hiệu thuốc Tây Dụ (số nhà 182). Cửa hàng thuốc đông y có nhà Từ Ngọc Liên (số nhà 214) chuyên bán thuốc cao đơn hoàn tán, chủ yếu là thuốc lậu giang mai; qua ngã năm Cột Cờ, phố Hàng Bông Lờ còn mấy hiệu thuốc nữa của mấy ông lang Tàu vừa xem mạch vừa bốc thuốc.
Ngôi nhà to lớn nhiều tầng và hiện đại duy nhất là hiệu son Résỉstanco (sơn bền màu) của Nguyễn Sơn Hà ở góc đường ngã năm Cột Cờ - Hàng Bông với mặt cửa hàng khang trang hợp với địa thế.
Qua ngã ba Đình Ngang là hết Hàng Bông và bắt đầu phố Cửa Nam dãy số chẵn (thòi Pháp thuộc, phố Hàng Bông dài đến chợ Cửa Nam). Vì ở sát liền bên cạnh chợ nên đoạn phố này có thể coi như là một bộ phận ngoài đường của chợ Cửa Nam. Trong chợ địa thế chật hẹp, nên bên cạnh chợ là những cửa hàng vặt, từ hàng xén lặt vặt đủ thứ để cho những nguôi mua ngại vào chợ thì mua ở ngoài, từ cái kim cuộn chỉ, thông phong, đỉnh guốc, cho đến nón, guốc, chổi xể, tương cà mắm muối; một số hàng cơm hàng nước đầu ghế. Quãng này có một ngôi nhà hai tầng cao ráo, hai gian số 22-24; đó là nhà Đại Hưng, chủ cho thuê xe tay ở trong ngõ Đình Ngang, đã làm giàu nhanh và xây nhà ra mặt phố vừa để ở vừa cho thuê.
Cũng nên nhắc đến số nhà 20 phố Cửa Nam, một ngôi nhà cũ kỹ, gác thấp, sàn gỗ, không có trần; những năm thập niên đầu thế kỷ, nhà này là một nhà hàng cơm của Nhiêu Sáu, một ngôi nhà đã đi vào lịch sù vì vụ Hà thành đầu độc năm 1908.
Đó là thời kỳ những năm phong trào chống Pháp đang sôi nổi dưới nhiều hình thức: phong trào Đông du của Phan Bội Châu, phong trào Duy tân dấy lên ở Trung Bắc kỳ, Hà Nội xuất hiện trường Đông Kinh nghĩa thục. Lúc này ở Yên Thế, Đề Thám đang chuẩn bị đổi hòa ra chiến, cử người về Hà Nội liên lạc với những người có tâm huyết, lập ra hội “Nghĩa Hưng” nhằm vào những lính khố đỏ Việt Neun ở trong thành là đối tượng chính của cuộc vận động khỏi nghĩa. Họ dùng đến cả lòi bói toán của Lang Seo (tên là Nguyễn Văn Phúc) là thày tướng ở Hàng Buồm. Nơi tụ họp đi lại bàn bạc của nghĩa hội là cửa hàng cơm của Nhiêu Sáu (tên là Nguyễn Tỉnh) ở 20 phố Cửa Nam. Vụ đầu độc lính Tây ở Hà Nội làm nội ứng cho Đề Thám nổ ra giữa năm 1908. Kết quả đã thất bại; tuy 232 tên tính Tây ăn phải chất độc, nhưng bọn Pháp đã kịp thời đối phó vì ta không giữ được bí mật đến cùng: Cố Ân ở Nhà thờ Lớn được nghe lời xưng tội của một người lính Công giáo, đã báo ngay với chính quyền thực dân. Chúng đưa hàng trăm người ra trước tòa, 80 người bị đi đày, 10 người bị án chém (trong đó có 3 cai đội người Việt). Nguyễn Tỉnh, tức Nhiêu Sáu, là người làng Tương Mai.
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !