HOTLINE: 0963 626 909

Nhạc viện Viễn Đông

89.704 views
Âm nhạc phương Tây vào Việt Nam cũng khá sớm song không được chóng phổ biến và được người Việt Nam (dĩ nhiên là chỉ có người thành thị) quen biết nhiều như hội họa. Trường Mỹ thuật Đông Dương ra đời vào năm 1925, trường Âm nhạc Hà Nội...
Âm nhạc phương Tây vào Việt Nam cũng khá sớm song không được chóng phổ biến và được người Việt Nam (dĩ nhiên là chỉ có người thành thị) quen biết nhiều như hội họa. Trường Mỹ thuật Đông Dương ra đời vào năm 1925, trường Âm nhạc Hà Nội ra đời chậm hơn, tức là đến năm 1929 mới có và cũng chỉ tồn tại được có ba năm rồi đóng cửa vì thiếu kinh phí.
 
Trước đó âm nhạc phương Tây đã đến với người Việt Nam qua nhạc chầu lễ của nhà thờ Công giáo và nhạc nhà binh thường có buổi hòa nhạc ở công viên. Vào những năm hai mưoi, nhạc Tây được phổ biến ngày càng rộng do đĩa hát, đài phát thanh, rạp xiếc, rồi đến những ban nhạc Tây người Nga trắng, người Philippines phục vụ khách trong các tiệm cà phê Tràng Tiền. Nhiều người Việt Nam thích nhạc Tây, phải tìm học ở các cha cố trong nhà thờ (như Văn Cao, Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thương), cũng có người bỏ tiền ra học tư ở nhà riêng mấy ngưòi Pháp hoặc Bạch Nga, họ lấy học phí quá đắt, Việt Nam ít người theo nổi.
 
Nhạc viện Viễn Đông được thành lập là do sáng kiến của một số người Pháp yêu nhạc, như Poincignon, một Tây nhà đoan, họ được viên Toàn quyền Pièưe Pasquier ủng hộ. Việc thành lập Nhạc viện đã phải vượt qua rất nhiều trở ngại: bọn thực dân đã viết báo chỉ trích gay gắt, cho là vô ích, tốn tiền công quỹ, chúng ích kỷ không muốn ngưòi Việt Nam được học hỏi những thứ mà chúng coi là của riêng người châu Âu. Việc xin mở từ thời Toàn quyền Varenne, mãi đến Toàn quyền Pièrre Pasquier mói được cấp kinh phí thành lập (theo báo Éveil économique năm 1929, số tiền cấp cho trường nhạc là 20.000 đồng); Pièrre Pasquier có tham vọng mở một trường dạy nhạc ra cả Viễn Đông.
 
Nhạc viện mới được mở mà các bộ môn dạy đã khá phong phú, nghĩa là cỏ đầy đủ từ các lớp dương cầm, vĩ cầm đến sáo, contrebasse. Trường có những giảng viên giỏi như Poỉncignon, Bilevvsky, Toumier... Dạy không thu học phí. Năm đầu đã có tới 50 học trò đủ cả người Pháp, người Việt, người Lào. Học trò xuất sắc lúc bấy giờ có những người như Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Văn Diệp, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Hữu Hiếu, Trần Đình Khuê, Đỗ Tinh...
 
Trường mở được ba năm thì phải đóng cửa vì không được cấp kinh phí, người ta nêu lý do là kinh tế khủng hoảng (1931). Tuy nhiên nó đã gieo mầm cho phong trào âm nhạc Tây ngày một phát triển rộng rãi trong xã hội Việt Nam ở Hà Nội nói riêng và ở toàn quốc nói chung.
 
Song nhạc Tây (cung như nhạc cổ truyền của dân tộc) không thể nuôi sống nghệ sĩ một cách khả quan. Đỗ Tình, Nguyễn Xuân Khoát phải đi đánh đàn thuê cho khách sạn Coq d’ờr.
 
Ở Hà Nội có mấy cửa hàng bán và sửa chữa nhạc cụ phương Tây là Trần Đình Thư (Hàng Bông); Dương Thiệu Tước (Hàng Gai); Thoraval (Tràng Thi) một Tây mù chỉnh dây đàn. 
05/04/2018
89.704 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ