Làng Tương Mai là một trong số năm làng kẻ Mơ và ở về phía nam khu vực này. Làng Tương Mai phía bắc giáp thôn Đoài xã Hoàng Mai; phía nam gần làng Giáp Lục (cánh đồng ở giữa là đất của hai làng); phía đông giáp Thanh Mai là một thôn của xã Hoàng Mai; phía tây giáp Phương Liệt (tức làng Vọng), cánh đồng làng Tương Mai ở phía tây nay là khu tập thể lắp ghép Trương Định. Bãi trường bắn ở phía đông Tương Mai là cánh đồng trước kia gồm ruộng của ba làng Tương Mai, Giáp Lục và Giáp Tứ.
Làng Tương Mai có tên cổ thường gọi là “Mơ Cơm”, sau gọi là “Mơ Tương”. Tương Mai là một làng trung bình, cả về diện tích và cả về dân số. Diện tích cả thổ cư và ruộng cỏ khoảng 400 mẫu và dân số có 1.200 người.
Về mặt địa lý, làng có thổ cư tập trung nên các xóm họp thành một khối. Làng có ba xóm: xóm Nam, xóm Bắc và xóm Đông. Ba con đường chính của làng thông ra đường cái phố Trương Định, ở phía tây. Làng có bốn giáp: Nam, Đông, Bắc, Đoài, sau một giáp quá ít người, sáp nhập vào giáp khác, chỉ còn ba.
Làng Tương Mai có mấy họ gốc là:
- Hai họ Nguyễn (Nguyễn Văn và Nguyễn Tiến), có ba nhà thờ của những họ Nguyễn này làm theo kiểu cổ và khá rộng, về thòi phong kiến, họ Nguyễn Tiến có người làm quan.
- Họ Lê: họ này có vai vế ở trong làng và mới nổi lên trong thời Pháp thuộc; người họ Lê giữ chức tiên chỉ, trong gia đình con cái học trường Pháp-Việt, đỗ đạt làm công chức; người ở lại trong làng đa số là chúc dịch làng xã; có một nhà thờ của họ Lê (tiên chỉ Tương Mai là Lê Toại, thông phán Sở Đốc lý, hàm hàn lâm; Lê Toại có hai người con đỗ tú tài);
- Họ Hoàng, là một họ nhỏ.
Tương Mai không có thời kỳ nào có người tranh cử được chánh tổng sợ tại, chánh tổng Thịnh Liệt thường là người làng Giáp Nhị có nhiều quan, dân Tương Mai ít thế lực.
Hỏi chuyện các cụ phụ lão không thấy truyền lại là trước kia thời phong kiến, Tương Mai có ai đỗ đại khoa không, nhưng dân làng có nề nếp nho học. Ở thập niên đầu thế kỷ này trong làng còn ba ông đồ nho, đông học trò, có tổ chức đồng môn.
Thời Pháp thuộc, khoảng những năm hai mươi, trong làng có một trường tiểu học; học trò muốn học lên phải tiếp tục học ở Trường Pháp-Việt kiêm bị Văn Điển. Tuy nhiên làng Tương Mai cũng ít gia đình có điều kiện cho con học cao trên cấp tiểu học, không kể mấy gia đình công chức làm việc ở tình, con được đi học đến nơi đến chốn (nghĩa là hết cấp trung học, bấy giờ là hiếm và có điều kiện đi làm lương hậu). Cả làng thời Pháp thuộc có bốn hoặc năm người có bằng tiểu học và thành chung. Công chức không nhiều và cũng chỉ là thư ký, tham tá (một thư ký Đốc lý Nguyễn Quang Tuệ, một tham tá địa chính Nguyễn Quang Kỳ). Một số ít người làng, học hành dở dang, đi làm nhân viên sở tư, công nhân công chính, bưu đỉện hoặc làm thợ ở Hãng ô tô Stai.
Tương Mai là quê bà Sáu Nhiêu, có của hàng bán hàng cơm ở phố Cửa Nam số 20, tham gia vụ Hà thành đầu độc của binh lính trong thành năm 1908 và đã bị Pháp bắt và xử tử.