Láng Thượng ở phía bắc xã Yên Lãng bên dưới gốc đông nam Cầu Giấy; con đuờng Cầu Giấy đi xuống cầu còn là đất của làng Ngọc Khánh.
Láng Thượng có hai khu cư dân, một ở phía đông bãi trồng rau, và một ờ phía đường cái cầu Giấy-Ngã Tư Sở, chỗ lối rẽ sang làng Hạ Quyết. Đất làng trải dài từ bắc xuống nam, có năm ngõ và một xóm có lối đi từ đường cái đi vào, lần lượt là:
- Ngõ Đường Nam, ở đầu làng, bên trong có chùa Nền, làm trên nền nhà cũ của bố mẹ Từ Đạo Hạnh (nay là xóm 1);
- Ngõ Phủ, bên trong có Ao Phủ (nay là xóm 2);
- Ngõ Cổng, có cổng xây của làng, lối đi vào ở cạnh Ao Cả, có đông nhà dân;
- Ngõ Giếng, cạnh lối đi vào có giếng xây nước ăn chung cho cả làng; ngõ này bên ngoài có chiếc cổng lớn ra đường cái xây cột trụ cao, trên đắp ba chữ “Chiêu Thiền tự”, ngõ đi sâu vào đến trước tam quan chùa Láng; cổng và đường lát gạch làm từ năm 1930.
- Ngõ Dâu Tư, ở cuối làng;
- Xóm Cầu Cót, khu nhà tranh ở mé bên phải đường cái có lối rẽ xuống Cầu Cót bắc qua sông Tô Lịch vào làng Hạ Yên Quyết.
Những ngõ và xóm nói trên chia làm bốn giáp: Nhất, Nhì, Ba, Tư. Mỗi ngõ có một điếm canh xây gạch ba gian ở ngay đầu ngõ, đêm có phu tuần canh phòng an ninh.
Láng Thượng có ba ngôi chùa là chùa Thưa, chùa Nền và chùa Láng. Chùa Thưa ở ngoài cánh đồng phía bắc, một ngôi chùa bình thường, trong thờ người chị của Từ Đạo Hạnh. Chùa Nền thờ bố mẹ Từ Đạo Hạnh. Làng có văn chỉ và không có đình riêng. Ở xóm Cầu Cót có một ngôi đền gọi là đền Ngọ thờ thần Cao Sơn.
Phía bên trong Láng Thượng có hai dải đầm lớn có tên là Ao Cả và Ao Phủ, mùa mưa thì nước ngập mênh mông, mùa cạn thì thành cánh đồng trồng rau, vì lòng ao nông.
Láng Thượng đông dân và có một số nhà ngói của người làng làm ăn khá giả, như nhà cụ Quản làm thủ từ ở đền Láng; nhà ông Thư (Hương Chổi) làm nghề trồng rau và làm ruộng; nhà ông Lang Trường, ông Cai Nghị.
Láng Thượng ở gần phố Cầu Giấy, tiện đường xe điện, ngưòi trên phố đến mua đất làm nhà để ở, nhà nào cũng làm sát đường cái bên ngoài làng; đố là chỗ ở nghỉ ngơi tĩnh mạc cho những ngày về hưu, nhà của Đào Hùng, giáo sư trường Bưởi, của Hồ Trọng Hiếu Tú Mỡ làm ở Sở Tài chính; của Phán Quýnh thư ký Tòa sứ; gia đình Huyện Liên đã ngụ cư ở đây từ lâu; nhà của một tư sản phố Hàng Muối; nhà của Hai Đường... Khoảng năm 1940, Tú Mỡ thuê hộ Thế Lữ một căn nhà nhỏ gần nhà ông để làm nơi tập hợp đi lại của những nghệ sĩ sân khấu chuẩn bị thành lập ban kịch Anh Vũ chuyên nghiệp.
Con đường Láng - chủ yếu là đoạn đầu đường thuộc Láng Thượng -con đường từ Cầu Giấy vào chùa Láng, là con đường dạo chơi và tham quan của người Hà Nội trong những ngày nghỉ. Và đã có một thời - vào những năm 1932-1943 - con đường vào chùa Láng được mệnh danh là “Rừng Bulônhơ” (Bois de Boulogne) của Hà Nội và ở đó tình mịch kín đáo, nơi hò hẹn của những đôi trai gái từ trên phố mang nhau đến đây tình tụ... Có nhiều người đến dạo chơi thì thế nào cũng thêm hàng quà bánh, hàng giải khát nuớc chanh rượu bia. Và người ta kháo nhau ngôi nhà của Ba Son và những cô gái Bưởi, nghĩa là đã mọc ra một nơi chứa gái mại dâm). Tế nhị hơn là một ngôi nhà gạch nhỏ ở ngõ Giếng trên lối đi vào chùa Láng có chiếc cổng xây ưên đắp hai chữ “Túy Viên”, chủ nhà là một ông già có vẻ lương thiện, nhà ngoài mở hàng bán nước chanh giải khát, nhà trong lại có buồng cho thuê. Chủ ngôi nhà Túy Viên là Bá Liệu, một phú nông thất thế.