Làng Quan Nhân (nguồn gốc tên gọi này ở đâu mà ra?) khởi thủy chỉ là một trang trại: một người làng Mọc cũ đỗ tiến sĩ được cấp mộng đất lập dinh cơ, đã chọn chỗ này xây dựng nhà cửa, đưa người nhà họ hàng đến ở, tập trung chung quanh cho đông thành xóm làng. Đến thế kỷ XIX thì Quan Nhân đầ là một làng lớn đông dân nhất trong số những làng Mọc.
Làng Quan Nhân có lũy tre kiên cố vì ở cạnh đường cái lớn, đường thượng đạo cũ qua cầu Mọc; làng có hai cổng xây: cổng Tiền có bốn cột trụ lớn, cổng Hậu có vòm canh bên trên.
Quan Nhân có hai xóm: - xóm Chùa, đông dân, nhiều nhà ngói của quan lại, công chức người làng; đình làng và chùa ở xóm này; - xóm Sòi, ở tách ra phía ngoài bên kia đường cái, xóm nhỏ hơn.
Làng chia ra làm bốn giáp: Ninh Phúc, Ninh Mỹ, Đoàn Kết và Kiến Thiết (hai tên gọi sau mới có từ năm 1945)
Đình làng Quan Nhân ở xóm trong, là một ngôi đình được xây dựng to nhất trong số những ngôi đình của năm làng Mọc; đình thờ Hùng Lãng Công có thành tích đánh giặc Nam Chiếu phạm vào phủ Đô hộ thế kỷ VIII, sắc phong Trung Nghĩa đại vưong. Hiện nay đình còn nguyên 7 gian tiền tế. Mới rồi do tu sửa hậu cung, người làng tìm thấy một tán bảng lớn đúc bằng đồng chép đầy đủ thần tích. Chùa làng ở cạnh đình và cũng là một ngôi chùa lớn.
Quan Nhân có mấy họ lớn là: họ Nguyễn, đông ngưòi nhiều gia đình dòng dõi khoa bảng, nhiều đòi có người ra làm quan; gần đây nhất có Tuần phủ Nguyễn Tiến (do chức đề lại xuất thân); họ Lê, một họ có thần thế vì con cháu nhiều người làm công chức nhà nước và quan lại, họ hàng ở trong làng giữ chức vụ tổng lý (họ này thời thuộc Pháp có một tri phủ là cử nhân nho học, gia đình Lê Tài Trường, Lê Tài Triển, Lê Tài Riệu, người làm tham tá, người làm bác sĩ); họ Trần gốc người Nam Định, ngụ ở Mọc lâu đời, nay có khoảng mười gia đình tập trung trong một xóm.
Ọuan Nhân hơn các làng trong vùng này ở chỗ làng sớm có trường tiểu học (xây năm 1921) dành cho con em trong làng, học trò những làng lân cận đến học nhờ cũng đông. Dân làng tự phụ cố truyền thống yêu nước; lớp nhà nho trước có Nguyễn Như Mai (tri huyện về nghỉ), Nguyễn Thụy, Nguyễn Hào mở lớp học dạy chương trình Đông Kinh nghĩa thục năm 1907, bị Pháp bắt đem đi đày; lớp tân học sáu có nhiều đảng viên Quốc dân Đảng, người làng thời 1929-1930 cũng bị Tây khủng bố.
Làng Quan Nhân là một làng có nhiều nhà giàu nên thời trước Cách mạng đâ có hàng bảy tám chục ngôi nhà gạch lối cổ (Tuần phủ Nguyễn Tiến có một dinh cơ lớn), nhiều nhà làm kiểu mới có gác (như nhà Tham Năng làm ởphủ Thống sứ, chủ 7-8 mẫu mộng, nhà Đề Tề, đề lại, có 25 mẫu mộng, nhà Ba Tâm chủ ty rượu; nhà Ký Chính làm cho hãng rượu Fontaine; nhá Thông Dần làm thông lại..,). Còn có những gia đình làm nên nhưng không xây nhà ở làng mà mua nhà ở Hà Nội (như gia đình Phán Thiệu, sinh ra anh em Lê Tài Tường).
Về mặt kinh tế, Quan Nhân là một làng giàu có, song ruộng đất của làng chỉ có 186 mẫu, còn thì là mộng xâm canh tức là mộng tậu của những làng chung quanh như Mễ Trì, Phùng Khoang, phát canh thu tô (ca dao "Tiền làng Mọc thóc Phùng Khoang"). Vì vậy người làng ít nhà làm mộng, người nghèo thì đi làm thuê các nơi chứ không có nghề phụ. Gia đình nào có điều kiện (bố mẹ là công chức) thì con cái được học hành rồi đi làm các công sở và sở tư (hỏa xa, bưu điện, ngân hàng, sở buôn của Tây...); nhiều người học nghề đi làm công nhân. Cả làng chỉ có khoảng vài ba chục gia đình quá nghèo phải lao động chân tay vất vả.