HOTLINE: 0963 626 909

Làng Phương Liệt

33.146 views
Làng Phương Liệt còn một tên nữa là làng Giáp Cửu, vì ở trong khu vực có những làng mang tên Giáp Nhất, Giáp Nhì..., Giáp Bát ở hèn cạnh nhau (không biết đời xưa có bao giờ những làng đó thuộc chung một đơn vị hành...
Làng Phương Liệt còn một tên nữa là làng Giáp Cửu, vì ở trong khu vực có những làng mang tên Giáp Nhất, Giáp Nhì..., Giáp Bát ở hèn cạnh nhau (không biết đời xưa có bao giờ những làng đó thuộc chung một đơn vị hành chính không?)
 
Địa giới làng khá rộng: phía bắc sát đến Kim Liên, chỗ cánh đồng ở mé trên bệnh viện Bạch Mai, nay là xưởng cơ khí ô tô; phía tây đến trường bay quân sự, phía đông giáp làng Tương Mai; và phía nam liền vói Giáp Bát Khoảng đầm lớn trước cửa đình Phương Liệt có tên là Ao Bô, còn tên nữa là đầm Làng Tám vì ao này thuộc địa phận làng Tám; giữa đầm có gò Thiên Mã; một cha cố nhà thờ làng Tám có trồng một cây thập tự to lớn trên gò này (cụ Nguyễn Văn Lộ).
 
Đình làng Phương Liệt trước kia dựng ở Ba Gò, nay là chỗ khu nhà một tầng cạnh bệnh viện Bạch Mai. Đình thờ một nữ thần tên là Huệ Minh. Làng Phương Liệt cũng có truyền thuyết bia đá trôi ngược dòng sông như ở bên Kim Liên; dân hai làng cùng vớt bia và cùng thờ chung nên có việc hai làng kết nghĩa. Nhưng về sau xảy ra chuyện bên Phương Liệt cướp đình và Kim Liên cưóp ngựa thờ, hai làng xích mích thù hằn nhau mãi.
 
Kim Liên vào đám tháng ba và tháng giêng có lễ thần; Phương Liệt vào đám tháng hai. Khỉ còn giao hiếu, ngày vào đám của hai làng, làng nọ rước kiệu thần sang làng kia cúng tế thần Cao Sơn và nữ thần Huệ Mình; tục lệ đó sau không còn, do chuyện hai làng xích mích nhau.
 
Phương Liệt có đình làng ở trên bờ đầm Ao Bô, có chùa ở rìa làng cạnh đường quốc lộ (phố Vọng); làng không còn miếu.
 
Người Phương Liệt có mấy họ lớn vẫn nhớ nguồn gốc của mình. Cụ tổ họ Nguyễn là người Thanh Hóa ra Thăng Long làm quan ngụ ở làng này: người làng vẫn gọi là cụ Trang (đời Hậu Lê) có miếu thờ ở cánh đồng phía tây làng (nay là chỗ đi vào công trường đá) không còn di tích nữa. Họ Bùi gốc ở bên Giáp Nhị, có người đỗ đại khoa, sang lập dinh cơ ở bên Phương Liệt. Những họ lớn có Nguyễn Văn, lớn nhất, rồi đến Nguyễn Gia, họ Lê, họ Trần; họ Trần về đời Hậu Lê có nhiều người đỗ đạt (Trần Văn Xiển làm quan trong triều). Họ Nguyễn đông đinh, chia làm bảy chỉ, đa số ra làm tổng lý (có người làm lý trưởng suốt hai mươi sáu năm, sau con lại nối nghiệp). Gần đây có họ Mai, con em học trường Tây, làm công chức, có thế lực và danh vọng nhất làng.
 
Làng có bốn giáp: Đông, Tây, Nam, Bắc. Lệ làng cũng khá nặng. Đám cưới con gái, chia trầu cau, tối thiểu phải biện đủ 180 bánh giầy, 180 bánh chưng, 180 gói nem, để chia cho 180 hộ trong làng (cụ Nguyễn Văn Lộ).
 
Theo số dân thì Phương Liệt xếp vào loại làng trung bình; làng có 621 nhân khẩu năm 1924 (Ngô Vi Liễn: Les communes du Tonkin), trước năm 1945 có 180 gia đình.
 
Dân làng không có mấy nhà giàu. Làng ít mộng tu411, tuy nhiên nguời làng sống về nghề nông là chính, vi làng có nhiều mộng công, cánh đồng rộng. Người Phương Liệt ở sát phố nên có nhiều người đi làm thuê: họ có nghề xây dựng như thợ mộc, thợ nề, và thạo nhất là nghề quét vôi son cửa, sơn các đồ sắt (như cột điện, cột vô tuyến điện cao hai ba chục thước), sơn cầu... Họ học nghề cắt tóc của Kỉm Liên, song cũng chỉ có dăm bảy người làm nghề này. Một số ít làm lao công cho Sở Vô tuyến điện, bệnh viện Bạch Mai. Phụ nữ ngoài nghề cày cấy còn đi gánh gạch thuê cho những lò gạch của nhà thầu khoán Leroy (còn gọi là cô Laoa) làm ở cánh đồng làng dọc đường quốc lộ 1, hoặc đi chợ buôn gạo, ngô, đỗ.
 
Làng Phương Liệt ở tập trung liền một khối ở góc tây nam ngã tư Vọng, cạnh dọc hai con đường Tàu Bay và quốc lộ Có hai lối đi vào trong làng; một lối từ phố Vọng vào, đi men bên ngoài lũy tre chùa làng; một lối đi từ đường Tàu Bay vào, gọi là cổng Ngang, trông thẳng sang “Nhà Trâu” (tên ngưòi làng gọi Trạm Thú y) ở bên kia đường. Trong làng có một đường cái chính lát gạch ở phía nam làng, đi theo bờ đầm Ao Bô, nối hai đầu làng, qua trước cửa đình, đến cổng chùa, rồi ra phố Vọng.
 
Các đường ngõ trong làng nốiỉbốn xóm chính vói nhau: - xóm Vườn Cúc, ở đầu làng phía tây (gọi là Vườn Cúc vì có người ở ngoài vào thuê đất làng hồng hoa và cây giống bán) - xóm Đình - xóm Cổng Ngang (cỏ lối ra đường Tàu Bay) - xóm Chùa (ở mé đường quốc lộ 1).
 
Hiện nay (1982) khu chùa Phương liệt không còn lũy tre; vườn chùa xây trường phổ thông của làng, và mộng chùa liền cạnh trước là mộ của gia đình Nguyễn Văn Vĩnh, nay là bệnh viện Đường sắt.
 
Công trường Đá đã xóa mất khu gò có mộ và miếu Cụ Trạng, cạnh đó là khu nhà tập thể cơ quan Vật liệu xây dựng. Một ngôi nhà ở tập thể năm tầng xây ở phía tây bắc làng là của Trường Cơ điện Bộ Luyện kim.
30/01/2018
33.146 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ