Một di tích lịch sử được chú ý nhất là chùa Bộc. Chùa có tên chữ là Sùng Phúc tự, được dụng ít nhất từ thời Hậu Lê, trùng tu lần đầu năm Vĩnh Trị 1 (Bính Thìn 1676); chùa bị tàn phá trong chiến tranh diệt quân Thanh năm Kỷ Dậu (1789) và đến năm Quang Trung 5 (Nhâm Tý 1792) được nhân dân địa phương (mấy họ Đào, Đỗ, Nguyễn, Hoàng, Vũ) quyên góp xây dựng lại; năm Bính Ngọ (Thiệu Trị 6 -1846) tạc tượng Đức Ông, nay phát hiện đó là tượng hình vua Quang Trung. Chùa còn một bia đá niên hiệu Quang Trung 4 (Tân Hợi 1791) và một quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh 8 (Canh Thân 1800). Cạnh chùa có một ngôi miếu nhò gọi là Thanh Miếu, nơi thờ cô hồn quân sĩ chết trận.
Quá về phía đông, cạnh ngòi nước, có dãy gò đất nhỏ tên là gò Chinh Chiến. Rải rác khắp cánh đồng làng Khương Thượng còn 12 gò cao nơi chôn xác quân Thanh, vì thế nơi đây có tên là xứ Đống Đa.
Bên trong làng, Khương Thượng cũng như mọi làng ở đồng bằng Bắc bộ, cỏ đình, có chùa, văn chi, đền miếu.
Khi ba làng còn là một hương thì chưa xây đình, hằng năm vào đám, dân làng dựng một nhà tre tạm thời để rước bài vị ở đền hàng thôn đến đó, ba làng tế lễ chung, gọi là đình Ba Chạ. Khi chia làng riêng, Khương Thượng có ngôi đình làng riêng ở mé tây nam làng, cạnh hai cái ao gần đường cái. về sau người làng xây một đình khác to đẹp hơn ở gần giữa làng, trước cửa đình là một đầm lớn thả sen. Chỗ đình cũ có nghè Thần Nông nay là bãi bỏng, bên ưong có ngôi trường học của làng.
Đình làng Khương Thượng thờ thần Tản Viên, “những năm hạn hán, cầu đảo rất linh ứng” (lòi câu đối trong đình). Làng vào đám ngày 12 tháng 2, có rước thần, chèo hát, đánh vật, chọi gà. Những năm vào đám chung cho toàn tổng Hiên Hạ thì cả tám xã rước bài vị thành hoàng tập trung đến chùa Láng nơi thờ Từ Đạo Hạnh.
Làng Khương Thượng có khoảng 2.000 dân (theo thống kê của Ngô Vi Liễn: Les communes du Tonkin, năm 1928, Khương Thượng có 1.897 người) và 300 mẫu ruộng công. Một phần ruộng công đem chia cho dân, mỗi suất được hai sào, một phần đem bán mùa lấy tiền bỏ quỹ chi cho thuế sưu của dân và chi cho việc làng nên dân vẫn phải đóng góp.
Làng có hai giáp: giáp Bắc (tức giáp Cả) và giáp Đoài. Những họ gốc người làng Khương Thượng có hai họ Nguyễn (Nguyễn Văn và Nguyễn Tất), họ Vũ Kết, họ Tống Nguyên, họ Trần, họ Đào, họ Lê Đình. Họ Nguyễn Văn có nhiều người ra làm tổng lý đòi nọ kế đời kia, là họ có thế lực, giàu có, nhiều nhà ngói.
Thời phong kiến, trong làng không có người đỗ đại khoa; một số người làng làm quan là do xuất thân võ cử: thời Tự Đức có hai cử nhân võ, một người làm chức Hiệp quản (tức là phủ Hoành, đóng ở Cát Bà). Thời Pháp thuộc, làng sớm có trường tổng sư (năm 1920) nhiều gia đình có con đi học, học tiếp tiểu học phải sang trường Ngọc Chính Kinh. Người làng có học ra làm công chức có đến 40-50 người, gia tư khá giả, nhà ngói trong làng chiếm khoảng ba mươi phần trăm.
Trong thời Pháp thuộc, người làng Khương Thượng xuất ngoại đều là những gia đình làm công chức, rất ít người ra tỉnh mở của hàng buôn bán (thí dụ gia đình Đào Bá Cương, ông Cương đỗ tiến sĩ văn chuông làm giáo sư. Lê Thành Ý, giáo sư trường Bưởi, xuất thân là lính thông ngôn tòng chinh sang Pháp). Làng ở giáp ven nội vậy mà người làng chỉ có một sô ít người đi làm thợ, phần đông là thợ nề.
Ngưòi làng làm nông nghiệp là chính. Có thêm nhiều nghề phụ lặt vặt, như bán bún ốc (bún sản xuất lấy, ốc và cà cuống bắt ở ao hồ, cánh đồng làng), bún ốc Khương Thượng được nhiều người biết đến; một món quà đặc biệt nữa của Khương Thượng là chả nhái, được bán nhiều ở chợ trên phố. Người làng có mấy gia đình chuyên nghề bắt chim: đánh lưới sẻ ri và nhạn, bẫy chim rẽ, cò và vạc.
Hiện nay (1982) làng Khương Thượng không cồn cánh đồng nữa: đất ruộng đầy kín những công trình xây dựng, mới làm trong khoảng dăm bảy năm nay.
Cánh đồng Điện Võ thí bây giờ là:
- Trường Công đoàn (chiếm hết khu vực núi Cờ đến sát chùa Đồng Quang và chùa Bộc);
- Học viện Thủy lợi (khu vực Điện thí, sau là nghĩa trang Khâm tứ và nghĩa trang Công giáo, đến sát dãy nhà phố Vĩnh Hồ) .
- Trường Ngân hàng (cánh đồng đông bắc Khương Thượng);
- Xí nghiệp mì chùa Bộc;
- Trường Đại học Y khoa gồm khu giảng đường và hai khu nhà ở cao tầng của tập thể công nhân và sinh viên nhà trường (giáp con ngòi, bên kia ngòi là khu bệnh viện Bạch Mai);
- Trường Phổ thông Khương Thượng (giáp với khu Trung Tự).
Một con đường cái lớn mới mở nối đường Tàu Bay (nay là đường Chiến thắng B.52) với đường Chùa Bộc ở ngã ba phố Trung Tự; con đường mới đó đi ngang qua Trường Phổ thông Khương Thượng và Trường Đại học Y khoa.