Làng Khương Thượng nằm ở phía đông bắc Ngã Tư Sở, cạnh đường cái Hà Nội-Hà Đông. Địa giới làng khá rộng. Cánh đồng phía bắc Khương Thượng giáp với Nam Đồng; phía đông ranh giới là con ngòi, còn gọi là sông Lừ, chảy từ Cống Đá đến đầu phố Nam Đồng qua trường bay Bạch Mai xuống vùng Sét (Thịnh Liệt); phía tây là con đường cái Vĩnh Hồ - Ngã Tư Sở, phía nam giáp làng Khương Trung.
Khương Thượng là một làng có từ lâu đòi ở phía bên trái sông Tô Lịch, trước kia gồm cả Khưong Thượng, Khương Trung và Khương Hạ. Khương Thượng có tên nôm là làng Ông Đình) còn Khương Hạ là Đình Gừng, về sau mấy làng đó tách riêng, xã Khương Thượng về tổng Yên Hạ huyện Hoàn Long, còn Khương Trung và Khương Hạ lại thuộc về tổng Hoàng Mai huyện Thanh Trì.
Đất làng Khương Thượng ngày xưa rộng, nhưng nhiều lần bị lấn, mỗi lần một ít. Bên phía đông giáp bờ ngòi Lừ có một xóm nhỏ, xóm Hạ Trung Tự, xóm này trước kia là đất Khương Thượng, các bô lão truyền lại rằng có một ông nghè họ Lý người Đông Tác, cắm đất lập trại ở cánh đồng Phương Liệt gần đó đã lấn chiếm mất xóm này; con ngòi vì vậy còn gọi là Sông Trại). Cuối thế kỷ XIX, khi Hoàng Cao Khải dựng ấp Thái Hà, đã chiếm đất của làng Khương Thượng, tức là khu mộng kém tưới tiêu thường mất mùa vẫn phải xin miễn thuế với nhà nước; chỗ đất giáp đường cái sau thuộc về các con Hoàng Cao Khải là Hoàng Mạnh Trí và Hoàng Gia Luận. Rồi năm 1920, người Pháp làm trường bay Bạch Mai đã sung công đất Khương Thượng ở phía nam đường cái và dồn dân hai xóm Tứ và Dộc đến cánh đồng ở phía tây làng chỗ góc đông bắc Ngã Tư Sở.
Hiện nay Khương Thượng có bốn xóm: xóm Trước Cửa, xóm chính của làng, có một cổng xây lớn ở giữa làng, gọi là Cổng Cái, cổng xây năm 1920 có mấy chữ Đồng Nhân Lạc (mọi người cùng yên vui); xóm Đình; xóm Đông; xóm Tân Khuông, tức là xóm mới lập dành cho người làng ở hai xóm cũ Tứ và Dộc bị lấy mất đất để làm trường bay.
Xóm nào cũng có ngõ thông với đường cái bên ngoài, giữa làng có con đường chính đi từ đông sang tây khá rộng, một đầu đường là Cổng Cái. Đường trong làng đều lát gạch cả.
Khương Thượng có một nơi giàu di tích lịch sử, nơi đó không phải ở trong làng mà ở ngoài cánh đồng phía bắc. Ruộng cao ưảỉ dài thành một vạt hình vòng cung ở phía bắc và phía tây làng. Tại khu đất phía bắc, đời Hậu Lê đặt trường thi võ; về đầu đời Tây Sơn, nơi dây là một trong những bãi chiến trường chính của chiến dịch xuân Kỷ Dậu (1789) Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh.
Dấu vết trường thi võ đời Hậu Lê hãy còn: nền Điện thí, một khu đất vuông ba sào, cao hơn mặt ruộng chung quanh mét rưỡi (nay là ngôi nhà giữa của học viện Thủy lợi); núi Cây Cờ hay là núi Cờ, tên chữ là Loa Sơn, một gò đất lớn ở phía trước nền Điện thí có con đường đi thẳng ra; đó là chỗ cắm cờ trong kỳ thi bác cử.
Nơi đây cũng là chỗ chiến trường cũ. Năm Mậu Thân (1788) quân xâm lược nhà Thanh đã chọn cánh đồng bắc Khương Thượng lập đồn lữy bảo vệ cho đại bản doanh của chúng đóng ở Thăng Long. Quân Thanh dựng trại ở cánh đồng, tướng giặc sầm Nghi Đống đống ở trên núi Cờ. Trận đánh sáng ngày mồng 5 tháng giêng quyết liệt ngay từ khi trời còn tối, đạo quân Điền Châu tan rã, tướng sầm Nghi Đống cùng đường đã thắt cổ tự tử. Quân Tây Sơn do Đô đốc Đặng Tiến Đông chỉ huy chiếm xong đồn Khương Thượng nhanh chóng thừa thắng tiến vào Thăng Long.
Di tích của cuộc hành quân Tây Sơn này là núi Cờ chỗ sầm Nghi Đống phải chết, là núi Kéo cồng ở sát chùa Bộc, là hồ Tắm Tượng, hồ này xưa rộng mấy mẫu nay bị lấp hẹp và cạn, cũng ở cạnh chùa. Bên dưới sát lũy tre làng Khương Thượng có giếng Tiền Dục ở cách Ngã Tư Sở 200 mét về phía đông, nay là phía sau ngôi nhà số 17 đường Tàu Bay, chỗ này trước kia không có nhà cửa thì giếng vẫn còn.