Hoàng Mai là xã to nhất trong số các làng của kẻ Mơ. Xã tương đối lớn cả về diện tích và về dân số.
Địa bàn làng Hoàng Mai khá rộng: bề ngang từ tây sang đông, tức là từ con ngòi ngăn cánh đồng Phương Liệt với cánh đồng Hoàng Mai, đến bờ ngòi Kim Ngưu, ở cánh đồng Mơ Táo, dài ngót ba cây số; bề dọc từ đường Chùa Hương Ký (Minh Khai) đến cánh đồng Tương Mai, đài cũng phải đến một cây số rưỡi. Như vậy làng Hoàng Mai bắc giáp làng Bạch Mai và Quỳnh Lôi, đông giáp làng Vĩnh Tuy, tây giáp làng Phương liệt và nam giáp làng Tương Mai cũng là một làng của vùng kẻ Mơ cũ.
Dân số làng Hoàng Mai vào loại trên trung bình, tức là vào khoảng 1.500 người.
Hoàng Mai có một vị trí quan trọng đối với kinh thành Thăng Long (thành phố Hà Nội) trong thời phong kiến; nó ở vào góc hai con đường cái lớn; một là đường thiên lý từ phía nam lên, vào cửa ô Cầu Dền, cổng ngõ của thành phố; Hoàng Mai còn là một trạm của đường giao thông chính trong nước - trạm Hà Mai - trạm thứ hai kể từ thành Hà Nội vào Huế; một đường nữa nối bờ sông Hồng chỗ đê Vĩnh Tuy vói các cửa ô vòng ngoài của thành phố Hà Nội, là Trung Hiền - Kim Hoa - Phưong Liệt (Vọng) - Ngã Tư Sở (Thịnh Quang). Do thế mà Hoàng Mai từ lâu đời có điều kiện phát triển về một số mặt kinh tế xã hội và văn hóa.
Xã Hoàng Mai chính thức có hai thôn; thôn Đông và thôn Đoài; các xóm tập trung thành một khối cư dân lớn, nhà cửa dày đặc, duy có một xóm lẻ trước kia không quan trọng vì đất hẹp người thưa, đời sống nghèo khó, có tên là xóm Bến, vẫn phụ thuộc vào thôn Đông. Xóm Bến đến thập niên ba mươi, có mấy nhà giàu nổi lên (ngưòi gốc thôn Đông sang), muốn cho xóm mình ngang vai với làng xã, tự đặt lấy tên là Thanh Mai. Tuy vậy Thanh Mai vẫn không được coi là chính thức một làng riêng. Từ năm 1954, cải cách ruộng đất xong, hợp tác xã Thanh Mai được chia nhiều ruộng, đời sống nhân dân phát triển nhanh chóng, chung quanh đó nhiều cơ quan xí nghiệp được xây dựng ở cánh đồng, nên đã trở thành một thôn khâm khá hơn các thôn khác, nhà ngói kín khắp, đường sá khang trang.
Làng Hoàng Mai có một ngôi đình lớn chung cho cả toàn xã, ở thôn Đông (đình Hoàng Mai bị đốt trong kháng chiến chống Pháp); đình thờ thành hoàng làng Trần Hãng (em Trần Khát Chân, thành hoàng làng Tương Mai). Làng vào đám giỗ ngày 24 tháng tám âm lịch, người ta rước kiệu thần từ đình ở thôn Đông xuống đền Lừ ở xóm Bến, khi hai bên Tương Mai vào đám, Hoàng Mai cũng rước bài vị “thần em" sang hội tế với “thần anh" ờ Tương Mai. Hội đình có thi vật, đấu gậy kiếm, chơi cở, đánh đu, cờ ngâm.
Làng Hoàng Mai có chùa gọi là chùa Nga Mi, và văn chỉ; chùa và văn chỉ ở cùng trong một khu đất rộng tại góc tây nam làng. Chùa Nga Mi được xếp vào loại chùa cổ vì có từ thòi Hồng Đức (thế kỷ XV) do một công chúa đúng ra làm.
Toàn xã Hoàng Mai đất rộng, ruộng trồng trọt có đến 800 mẫu Bắc bộ, trong số đó công điền chỉ có khoảng 100 mẫu. Ruộng công chia ra làm hai: 60 mẫu là ruộng lính (cấp cho gia đình nào có người bị bắt đi tính, lệ có từ năm chiến tranh 1914-1918); 40 mẫu là ruộng hậu, ruộng tế tự của làng. Ruộng công ở Hoàng Mai không chia cho dân mà giữ lại cho cấy rẽ lấy hoa lợi chi việc làng, hoặc cắt ra một số giao cho người đến phiên dâng cai. Chủ ruộng đất ở Hoàng Mai đa số là người thôn Đông, thôn có nhiều người ra ngoài làm ăn buôn bán, làm công chức quan lại kiếm được nhiều tiền.
Lệ làng thì con trai một tuổi vào họ: nộp một đồng bạc và coi trầu (20 quả cau); mười tám tuổi vào làng, phải gánh vác đăng cai; đến lượt làm cỗ hàng giáp (mỗi giáp đông khoảng 300 đỉnh) thì được nhận một mẫu sáu sào ruộng cúng tế, và phải sửa lễ có một mâm xôi mười lăm cân gạo, một thủ lợn, một nải chuối to. Gái làng lấy chồng người ngoài làng, lệ nộp cheo là 500 viên gạch.
Hoàng Mai có mấy họ chính vốn là những họ gốc cư trú lâu đời, đó là:
- Họ Nguyễn: có đến năm sáu họ Nguyễn, là Nguyễn Kim, Nguyễn Gia, Nguyễn Đúc, Nguyễn Tiến, Nguyễn Huy (vì có nhiều họ Nguyên, nguời Hoàng Mai có thói quen tự nhiên là: “tôi họ Đức”, “anh ấy họ Kim”... - theo lời ông Nguyễn Gia Thường) í
- Họ Vũ, họ Doãn, họ Ngô, họ Hoàng.
Nguời những họ này phân tán ở tất cả các thôn, song thôn Đông có nhiều họ Nguyễn (Nguyễn Tiến, Nguyễn Gia, Nguyễn Đức...) có họ Vũ, họ Ngô; thôn Đoài có họ Nguyễn Kim, họ Vũ. Xóm Bến phần đông dân có ông bà từ thôn Đông thôn Đoài sang lập nghiệp. Nói chung thôn Đông có nhiều nhà giàu có, nhiều gia đình có người đi làm công chức quan ỉạỉ, có thế lực, nhiều chi họ có vai vế trong hàng xã vì có nhiều người ra làm chức dịch (chỉ thôn Đông mói có lý trưởng, chánh tổng); lép vế nhất là những gia đình bên xóm Bến, phần đông là những dân nghèo, đi làm thuê làm mướn, ít học, không có mộng, không có thế lục để tranh các chức việc hàng xã.
Tinh hình xã hội làng Hoàng Mai như trên cũng một phần do sinh hoạt kinh tếở mỗi thôn có những điểm khác nhau mà ra.
Hoàng Mai là một làng phát triển hơn nhiều làng khác và có truyền thống vãn hóa, trong làng chuyển sang theo học chữ quốc ngữ và chữ Pháp, sớm đã có trường tổng sư, sau là trường sơ học của xã. Đặc biệt là Hoàng Mai nhiều lần nhanh chóng hưởng ứng những phong trào vận động cho việc học. Năm 1907, trong khi nhân dân Hà Nội sôi nổi về hoạt động của trường Đông Kinh nghĩa thục thì rất đông văn thân xã Hoàng Mai cũng góp tiền tổ chức ra Mai Lâm nghĩa thục, đón thày dạy con em trong làng theo chương trình mới. Cũng như sau đấy là phong trào truyền bá quốc ngữ phát triển ở Hà Nội, trong số những làng ngoại thành mở lớp học, Hoàng Mai là xã tích cực nhất đối với phong trào.