Giáp Nhất là một làng nhỏ nằm giáp bờ nam sông Tô Lịch, ngày xưa chỉ là một giáp của Nhân Mục. Đến đời Hậu Lê (thế kỷ XV), hai cha con Nguyễn Trung và Nguyễn Tuấn người giáp này đỗ tiến sĩ, Nguyễn Trung là người khai khoa cho Nhân Mục, nên nơi này được mang tên là Giáp Nhất. Đã có thời kỳ Giáp Nhất có tên là Lý Thôn.
Giáp Nhất còn một tên cũ nữa là làng Bến, vì làng ở liền với bờ sông Tô Lịch, có bến đò, bến ở bên cạnh chợ của làng tại chỗ cầu Mọc. Chợ Bến họp dưới gốc sáu bảy cây đa to, nơi nhân dân trong vùng đến mua bán đông đúc; chợ tháng có sáu phiên, đặc biệt chợ Bến ngày giáp Tết âm lịch có phiên chợ họp về đêm, gọi là phiên "chợ âm phủ".
Làng Giáp Nhất là một làng nhỏ, gồm 60-70 gia đình (năm 1938), dân không quá 400 người; dân số chỉ bằng hai xóm của Quan Nhân. Làng nhỏ dân ít nên không chia giáp chia xóm.
Ruộng làng cũng không nhiều; ruộng công được dăm chục mẫu (hiện nay một phần ruộng của làng Giáp Nhất bị cắm làm nhà máy cơ khí).
Đình làng ở bờ sông gần bến. Người làng khoe là đình Giáp Nhất được xây trên một kiểu đất đẹp; đình nằm trên lưng một con voi, vòi là khúc cong dưới hạ lưu cửa sông Tô Lịch. Đình thờ Phùng Luông, một vị tướng của Phùng Hưng làm thành hoàng, có sắc triều đình phong Long Phúc Dõng Lược đại vương. Vào đám to ngày 9 tháng hai, có tế lễ, chèo hát, cờ người và nhiều trò vui. Ngày vào đám rước bài vị thần ra nghè làm lễ. Nghè xây ở cạnh chợ cầu Mọc. Nghè rộng độ hai sào ta, bên ngoài có tường bao quanh, trong chỉ có một bệ gạch vuông xây lộ thiên, có bốn cột trụ cao.
Văn chỉ của làng cũng ở gần cầu. Chùa làng ở cạnh đình.
Giáp Nhất có mấy họ lớn, là họ Nguyễn (ba họ Nguyễn là Nguyễn Đình, Nguyễn Hữu và Nguyễn Văn) và họ Đỗ. Đó là một làng có truyền thống văn học (qua các thời đặi, Giáp Nhất có năm tiến sĩ); đài Nguyễn không có người đỗ đại khoa, nhưng số cử nhân, tú tài vẫn nhiều; đầu thế kỷ, Nguyễn Bá Học thuộc lớp nhà nho cuối cùng. Dân làng nhiều gia đình có xu hướng xuất thân theo con đường học võ.
Thời thuộc Pháp, Giáp Nhất nhiều nguôi được đi học trường Pháp-Việt do gia Anh có hoàn cảnh thuận lợi, tức là có người làm công chức hoặc buôn bán ở ngoài tỉnh; những gia Anh này, công chức nhà nước hoặc nhân viên sở tư, chiếm một nửa số gia đình trong làng.
Về kinh tế, Giáp Nhất có ít ruộng nên những gia đình sống về nghề nóng không nhiều; đàn bà buôn bán ở ngoài chợ ngã tư: hàng xén, hàng tấm; đàn ông làm thợ may; một số ít làm công nhân xây dựng và trong xí nghiệp. Có những người làm nổi cơ đồ như Cai Ba Thục (Nguyễn Hữu Thục) từ tay trắng đi làm thuê, thành nhà thầu lớn ở Hải Phòng và Hà Nội, có cổ phần Công ty Rượu Văn Điển rồi chủ Xí nghiệp Rượu Quốc Bảo (Tây Tựu - Thanh Trì), ông đã xây cho làng một ngôi trường sơ học (1928).
Làng không có mấy gia đình xuất ngoại kiếm ăn (như đi vào Nam), có lẽ vì không có họ hàng thân thích dìu dắt.
Trước năm 1945, Giáp Nhất tuy có nhiều gia đình xưa kia có người làm quan lại, song thường sinh sống thanh đạm của những nhà nho, nên ít nhà gỗ gạch xây; và đến thời thuộc Pháp không có quan nhưng lại có những cồng chức trung cao cấp, sinh sống khá giả, những người đó lại ưa sống ở thành phố hơn là xây nhà ở quê quán, số ít nhà ngói ở Giáp Nhất là của những người như Đề Hoành (làm đề lại), Bát Gián (thư lại bát phẩm)...