HOTLINE: 0963 626 909

Làng Đồng Nhân

7.176 views
Địa phận làng Đồng Nhân ngoài bờ sông từ chỗ con đường ngang trên đê xuống (nay gọi là đường Vân Đồn) chạy dài suốt trên một cây số đến sát cảng Hà Nội. Làng có từ lâu đời, chứng tích là ngôi đền Hai Bà,...
Địa phận làng Đồng Nhân ngoài bờ sông từ chỗ con đường ngang trên đê xuống (nay gọi là đường Vân Đồn) chạy dài suốt trên một cây số đến sát cảng Hà Nội.
 
Làng có từ lâu đời, chứng tích là ngôi đền Hai Bà, được xây dựng từ đời Lý Anh Tông (Nhâm Tuất 1142). Hiện tượng lở bồi của bờ sông Hồng làm cho xóm cư dân phải lùi dần mãi về phía đất liền cho đến khi đất bãi không còn mấy. Đền Hai Bà ở mé bờ sông bị đe dọa sụt lở, năm Minh Mạng 21 (Canh Tý 1840) được triều đình cho phép, làng Đồng Nhân di đền vào trong đê ở chỗ nền đất cũ của võ trường thuộc xã Hương Viên. Dân làng Đồng Nhân còn được nhận một phần đất bãi ở bên kia sông cạnh làng Thạch Cầu, coi như bãi của Đồng Nhân xối lở bồi sang đó, bãi rộng 200 mẫu, được nhện ngót 100 mẫu. Đất của làng Đồng Nhân chỗ giáp chân đê là một dải hồ rộng do người ta lấy đất xe vào trong phố san lấp ruộng trũng và ao hồ quanh Nhà máy Diêm ở Vân Hồ, và để đắp con đê ngoài Đồn Thủy dọc bờ sông. Hồ đó nay gọi là hồ Trấu vì ttên đê là chỗ chứa trấu của Nhà máy Xay Lương Yên.
 
Vì những lý do trên, làng Đồng Nhân có ít thổ cư, xóm nhà cửa thưa thớt không đông. Dân làng di chuyển chỗ ở theo tình hình lũ lụt xói lở của bờ sông. Xóm nhà trải dài, gọi tên là xóm Trên, xóm Giữa và xóm Dưới. Một đường đi dọc suốt qua làng từ bắc xuống nam (tức là đoạn cuối của đường Bạch Đằng bây giờ) và có những ngõ nhỏ và ngắn đi vào ở bên phía tây; có một ngõ khá sâu đi mãi đến chỗ gò đất ở phía đông nam hồ Trấu.
 
Làng Đồng Nhân có khoảng 500 nhân khẩu(U, số đỉnh chịu thuế sưu không quá 170 người.
 
Họ gốc có từ lâu đời, sau có thêm mấy họ nữa cũng ngụ cư được ba bốn đời coi như người làng: họ Hoàng (có hai Hoàng và là nhóm đông nhất), họ Nguyễn (có hai Nguyễn, nhập cư sau), họ Cải, họ Tô, họ Phùng, họ Lê (họ này có nhiều người ra làm chức dịch, có một bá hộ). Các họ chia làm năm giáp: Bắc Thịnh, Bắc Thượng, Đông, Đoài và Nam.
 
Làng Đồng Nhân có hai bộ phận: một bộ phận ở ngoại thành, tức làng Đồng Nhân gốc ở mé bờ sông, thuộc tổng Thanh Trì, gọi là Đồng Nhân Châu, đại bộ phận dân làng, ước hai phần ba, là ở ngoài làng; một bộ phận ở trong nội thành, tập trung ở cạnh đình làng, chùa làng và đình Hai Bà; chỗ đất đó được triều đình cấp cho để dựng đền Hai Bà từ ngoài bờ sông di vào năm Canh Tý 1840. Đất rộng nên người làng Đồng Nhân có một số ít gia đình theo đền vào ở đây. Đến thòi tạm chiếm, người làng mới vào đông, quây quần ở phía bắc đền và hồ, chỗ mà nay gọi là phố Đồng Nhân. Dân cũ dân mới ở cạnh đền Hai Bà đều cùng họ hàng với nhau.
 
Đồng Nhân Châu có lý trưởng; phố Đồng Nhân có trưởng phố. Hai nơi theo hai chế độ cai trị khác nhau, phân biệt ngưòi nội và người ngoại thành, song vẫn chung sinh hoạt tục lệ đình đám, phe giáp, giỗ tết.
 
Làng vào đám ngày 5 tháng hai, dân làng chuẩn bị từ 15 tháng giêng. Làng có ngôi miếu ở đầu làng, tổ chức kiệu rước từ miếu lên Cột Đồng hồ, chèo thuyền ra giữa sông lấy nước về làm lễ "mộc dục”, túc là lau rửa tuọng Hai Bà và đồ thờ. Làng ngoài cử 20 cô gái từ mười ba đến mười sáu tuổi mặc áo đỏ rước kiệu có hòm sắc. Đồng Nhân kết nghĩa vói Phụng Công (Văn Giang) cùng cử ngưòi sang đình của nhau để vào đám. Thủ từ đền Hai Bà bao giờ cũng là một cụ cao tuổi ngưòi làng ngoài.
 
Lệ làng: con trai tám tuổi nộp ttầu cau ghi tên vào sổ phe giáp; từ đây đến bốn mươi tuổi, ngưòi nào cũng phải qua hai lần làm đăng cai, túc là đứng ra chuẩn bị cho lễ vào đám, phải biện gạo nếp 250 cân làm bánh giầy, lợn một con 50 cân, ma chay cheo cưói không nặng lắm, tùy gia cảnh, song rể là người ngoài làng phải nộp cheo 2.000 viên gạch hoặc 2 mâm đồng.
 
Làng nghèo, thời nho học số người biết chữ rất ít, đọc được văn tế của làng chỉ có vài ba cụ; thòi học chữ Tây, làng không có nổi bốn năm người học hết tiểu học; trẻ muốn học hết tiểu học phải ra trường Lò Đức hoặc sang ô Cầu Dền. Những năm bốn mươi, nhờ phong trào truyền bá quốc ngữ, nhiều người làng đã đọc và viết được quốc ngữ.
 
Về kính tế, người làng Đồng Nhân sống chủ yếu về nghề nông; họ làm bãi trồng màu ở ven sông và chung quanh làng chỗ ria đê, một năm chỉ làm được một vụ. Dân ở ven sông mà không có ai làm nghề chài lưới, chỉ vì không có khả năng sắm phương tiện như thuyền gỗ, lưới...; chỉ có những người kéo vó đánh giậm kéo cá trong hồ. Những năm nước to lũ về, cá sông vào lạch có con nặng hàng chục cân.
 
Một số người làng không có đất làm màu, vào phố đi làm thuê: đội đất ở các công trình xây dựng, san lấp hồ ao, đào móng nhà và đóng cọc tre. Đàn bà cũng đi làm và chỉ làm phu hồ (lại không có đàn ông người làng làm thợ nề); họ chỉ đội than khi có sà lan cập bến ở Phà Đen. Cảnh làm án vất vả của người nghèo.
 
Cả làng Đồng Nhân không có ngôi nhà gạch nào, nhà làm bằng gỗ cũng chỉ chiếm khoảng một phần ba tổng số nhà cửa.
 
Chiến sự cuối năm 1946 đầu 1947 đã làm cho dân làng phải đi lánh nạn, Đồng Nhân có một trung đội dân quân, nhưng lại bị kẹp vào giữa mấy vị trí của địch là bệnh viện Đồn Thủy, nhà máy dệt thảm ở bên trong đê, bốt lính Pháp ở Tắc Kê (chỗ cảng Hà Nội bây giờ), dân quân phải rút xuống Vĩnh Tuy. Giặc vào làng, chúng đốt phá gây nhiều thiệt hại nặng. Năm 1948, dân làng trở về làm lại nhà, nhưng nhiều gia đình đã dọn vào ở khu Đồng Nhân chung quanh đền Hai Bà để được an toàn hơn.
10/01/2018
7.176 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ