Khu vực phần nam nửa khu quân sự ở phía nam cố hình thang là khu dành cho binh chủng khố đỏ và thông tin.
Kể từ đường Cửa Đông, đằng sau khu nhà của Bộ Tham mưu sư đoàn là kho súng đạn (chỗ này thời kỳ đầu là những nhà lán để pháo); bên dưới là khu dành cho các đơn vị của trung đoàn lính khố đỏ Bắc kỳ thứ nhất (Ier Régiment des tirailleurs tonkinois 1er RTT). Khu trại lính khố đỏ chiếm một khoảng đất rộng ở vào giữa hai con đường Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Thiệp (đoạn ở trong thành).
Khu lính khố đỏ có ngót chọc ngôi nhà gác có tầng hầm, có tường rào ngăn riêng biệt, là chỗ ở của các sĩ quan chỉ huy các đại đội và tiểu đoàn. Viên đại tá chỉ huy trưởng ở một ngôi nhà hai tầng ở phía sau dinh ông Sáu. Một con đường ngăn khu nhà các sĩ quan với trại lính của các đơn vị khố đỏ, nhiều nhà làm rải rác trong khu vực đó.
Trạm y tế của binh chủng khố đỏ là ngôi nhà cũ kỹ, cầu thang xây bên ngoài ở góc đường Hoàng Diệu - Cột Cờ (nay là ngôi nhà số 33-35 Điện Biên Phủ cạnh công an quận Ba Đình). Những gia đình hạ sĩ quan và lính khố đỏ thì được bố trí ởtại tìại Măng Gianh (Camp Mangin) tức là ba khu nhà một tầng thấp nhỏ có tên thông thường là hại Con Gái, ở phía tây nam thành cũ, chỗ kho thuốc súng (poudrières) hồi đầu và cạnh chợ Ngọc Hà cùng của ô Thanh Bảo. Khu này có bệnh viện nhỏ ở chỗ sau là Xưởng cơ khí Bưu điện.
Bên phía tây đoạn đường Nguyễn Tri Phương, chỗ tận cùng phố là chân Cột cờ, ở đấy có một bãi rộng, bãi thể thao nhà bỉnh có tên là sân vận động Mangin (Măng Gianh). Khoảng 1937, xây nhà Câu lạc bộ Quân đội ở cạnh bãi bóng sát mặt đường Hoàng Diệu.
Bãi bóng Mangin rộng hơn những bãi đá bóng khác trong thành phố, nên ngoài những buổi giao đấu thông thường gỉữa đội bóng Tây trong thành và các đội bóng ta bên ngoài, hằng năm hay hai năm một lần có tổ chức đấu bóng giữa các đội của Nam kỳ và của Bắc kỳ, hoặc với những đội bóng quốc tế đến Hà Nội.
Những cuộc đấu bóng thỉnh thoảng lại xảy ra xích mích có khi đi đến ẩu đả giữa cầu thủ nhà binh Tây và cầu thủ ta, do thái độ bất nhã đến láo xược của bọn lính Tây và cũng do cả thái độ của khán giả Việt Nam tỏ ra ghét Tây. Ngay cả những cuộc đấu bóng giữa học trò trung học Bưởi và Sarraut cũng đã xảy ra ta đánh nhau vói Tây. Cũng ri thế mả người ta phải hạn chế những cuộc đấu bóng giữa cầu thủ nhà bỉnh và cầu thủ bên ngoài. Các đội bóng của ta tìm chỗ khác sửa thành bãi riêng của minh (như Septo - Nhà Dầu - Bắc Qua...)
Khu vực Cột cờ, ngoài Cột cờ dùng làm tháp đài truyền tin, những năm đầu là phòng tín hiệu quang học, sau là chỗ nuôi chim bồ câu đua thu và cột truyền tin hữu tuyến và vô tuyến.
Dưói chân Cột cờ là nhà làm việc của binh chủng thông tin (Télégraphie); nhà đó nay là Bảo tàng Quân đội. Bên phải chân Cột cờ sát ngã tư Hoàng Diệu có hai ngôi nhà là chỗ ở của sĩ quan thông tin.
Phải kể thêm ở khu vực này: ba ngôi nhà lớn liai tầng, hai nhà là chỗ ở của mấy viên sĩ quan cấp tá, một ngôi nhà xinh xắn ở bên trong Vườn hoa Hébrard là chỗ họp và giải trí của các sĩ quan cao cấp. Những ngôi nhà này ở mặt đường phía tây đường Hoàng Diệu đối diện vói Câu lạc bộ Quân đội.