Khu vực Cửa Nam là một đầu mối giao thông. Khu vực này có tới mười ba tên khác nhau của những người đi ngang qua đây trên đất cũ của nhiều thôn xóm xưa:
- Phía đông là các thôn Yên Trung Hạ, Yên Lập;
- Phía tây là các thôn Nam Hưng, Nam Môn, Hoa Ngư, Vĩnh Xương;
- Phía nam là các thôn Bích Lưu, Đông Mỹ;
- Phía bắc là đất thuộc trong thành, tường thành và hào cũ.
Chung quanh vườn hoa Cửa Nam (nay gọi là vườn Bách Việt) có những đường phố:
+ Từ ngã ba Cấm Chỉ (sau gọi là Bông Lờ, nay lại đổi là ngõ Hàng Bông) phố Hàng Bông nối dài đến tận ngã ba Đình Ngang, nghĩa là nó là cạnh phía bắc của vườn hoa Cửa Nam, mang số nhà chẵn; từ ngã ba Đình Ngang đến chợ Cửa Nam ở góc đường Nam Bộ, là dãy số chẵn của phố Cửa Nam, một đoạn ngắn chỉ có khoảng ba mươi số nhà. Ngôi nhà cuối phố Hàng Bông mang biển số 252.
Dãy số lẻ phố Cửa Nam bắt đầu từ góc phố Phan Bội Châu đến góc phố Hai Bà Trưng trước mặt chợ Cửa Nam, là cạnh phía nam vườn hoa kéo dài thêm một quãng, nhà cuối phố mang biển số 75.
Thời Pháp thuộc, phố Hàng Bông (Rue du Coton), kể từ đầu Hàng Gai, dãy số chẵn đến chợ Cửa Nam, tức là gồm cả đoạn số chẵn của phố Cửa Nam bây giờ; còn dãy số lẻ cũng đến góc đường Thợ Nhuộm giáp vuờn hoa. Phố Cửa Nam thời Pháp gọi là Neyret (Nêrê), chỉ có một bên mặt phố bên số lẻ.
+ Cạnh phía đông vườn hoa là đoạn đầu của Thợ Nhuộm; trước đây người ta quen gọi đoạn phố đó là phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, vì nó được coi như thuộc khu vực Hàng Bông. Phố Thợ Nhuộm đi chéo gốc tây bắc-đông nam chạy dài đến ngã năm trước cổng Tòa án và đi tiếp phía dưới nối với phố Trần Hưng Đạo, nó là một con đường có sẵn từ xưa của thành Tháng Long.
Đoạn đầu những phố và ngõ thông ra vườn hoa Cửa Nam được coi như thuộc khu Cửa Nam, đó là:
- Phía đông có phố cấm Chỉ, đi thẳng sang phố Thợ Nhuộm.
- Phía bắc có đoạn đầu phố Cột Cờ, và đầu phố Hàng Đẫy, kể cả phố nhỏ Đình Ngang.
- Phía tây có phố Hàng Lọng, phố Nam Ngư, góc đường Hai Bà Trưng và phố Sinh Từ.
- Phía nam có phố Phan Bội Châu.
- Phía đông nam có đầu phố Tràng Thi.
Cửa Nam tuy có vị trí là đầu mối của nhiều đường giao thông hội tụ, song nó không phải là một noi buôn bán sầm uất trừ một số rất ít cửa hàng thực phẩm, đồ hộp, rượu của Hoa kiều Phúc Kiến, cất hàng của Pháp chủ yếu là phục vụ cho những gia đình người Pháp ở mấy phố sát đó và bọn binh lính Tây đóng ở trong thành, còn thì hầu hết là những cửa hàng nhỏ hoặc vừa, đối tượng phục vụ là người Việt Nam trong khu phố và hành khách vãng lai trên đường ô tô và xe hỏa: cửa hàng thợ may, thợ giặt, làm mũ, cắt tóc... Mấy hàng com nhỏ, hàng nước cho hành khách chờ tàu xe, cho thợ thuyền và culi kéo xe nghỉ chân một lúc... Những gia đình mua sắm vặt hằng ngày đã có chợ Cửa Nam và rất nhiều hàng rong: quà sáng, quà trưa, quà tối, thịt bò, thịt lợn, gà vịt, rau quả đủ thứ.
Những người ở tỉnh nhỏ về Hà Nội mua sắm, họ thích lên chợ Đồng Xuân và những phố đông đúc có nhiều cửa hiệu lớn trên Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường để mua. Do tâm lý khách hàng thế nên nhiều năm thời kỳ đầu ở Cửa Nam không có nhà buôn mở hiệu to, sợ cửa hàng bố trí tốn kém, giá thuê nhà cao, lại ít khách hàng đến mua bán.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1930-1931 đã phục hồi và thịnh đạt dần, nhiều gia đình nhờ buôn bán mà giàu có lên mói có một số nhà tư sản kha khá, bỏ vốn kinh doanh ở Cửa Nam. Nhũng trung tâm buôn bán trong thành phố Hà Nội cũng dần thay đổi và tỏa ra nhiều địa điểm xa khu vực buôn bán cổ của Hà Nội cũ, những trung tâm mói đó là Cửa Nam, Khâm Thiên, phố Huế.