HOTLINE: 0963 626 909

Khu tam giác chỗ múi khế góc đông nam thành cũ

17.238 views
Có thể khu vực cư dân ở góc đông nam thành cũ thuộc khu phố Tây vì nơi đây có Tây ở đông và nhà làm mục đích cũng để cho Tây thuê. Chỗ múi khế góc thành cũ này, phố Tôn Thất Thiệp là con đường cũ trong...
Có thể khu vực cư dân ở góc đông nam thành cũ thuộc khu phố Tây vì nơi đây có Tây ở đông và nhà làm mục đích cũng để cho Tây thuê. Chỗ múi khế góc thành cũ này, phố Tôn Thất Thiệp là con đường cũ trong thành, từ của qua Dương Mã thành vào bên trong ở góc đông nam đi vào các cơ quan làm việc của quan tỉnh Hà Nội. Pháp chiếm thành Hà Nội mở Cửa Đông là cửa chính (cổng tỉnh) thì con đường ra Cửa Nam không còn quan trọng nữa. Phố Tống Duy Tân là đường hào cũ bị lấp. Con đường sắt xe hỏa đi song song với hai phố Tôn Thất Thiệp và Tống Duy Tân là nền tường thành cũ đã bị phá.
 
Cũng như phố Galliéni (Trần Phú), mấy phố ở khu này đều mang tên tướng tá của Pháp: phố tướng Baden (Tôn Thất Thiệp), phố đại úy Brusseaux (Tống Duy Tân).
 
- Phố Général Baden (phố Tôn Thất Thiệp)
Phố này sau Cách mạng tháng Tám năm 1945-1946 có tên là phố Lê Cảnh Tuân.
 
Hiện nay phố Tôn Thất Thiệp là một phố ngắn, bề dài đo được 110 mét, đi từ phố Cột Cờ gần chỗ chắn xe hỏa đến phố Trần Phú. Ngày xưa con đường này là lối đi chính từ ngoài vào trong thành, qua Của Đông Nam, nó đến thẳng hai con đường lớn một ra Cửa Chính Đông; một rẽ ngoặt sang phía trái, đi đến trước của Đoan Môn và cửa điện Kính Thiên. Thời Pháp thuộc phố Baden này vẫn nối từ đường Cột Cờ đến phố Cửa Đông; thời tạm chiếm nó bị cắt đến phố Trần Phú và đánh số từ ngã ba đến đường chắn xe hỏa.
 
Như vậy, phố Tôn Thất Thiệp thành một phố nhỏ, mỗi bên mặt phố có khoảng bảy, tám nhà; thêm một ngõ con ở mặt đường phía đông đi vào, trong có sáu ngôi nhà, và ngõ này là ngõ cụt.
 
Tất cả những ngôi nhà ở phố Tôn Thất Thiệp đều xây kiểu villa, có sân có vườn trồng cây xanh bóng mát, có hàng rào và cổng sắt bên ngoài mặt đường. Chủ đất có người là Tây, có người là ta, có người là Hoa kiều. Nhà làm mục đích là cho thuê để ở, người thuê là quan binh trong thành hoặc Tây công chức cấp cao.
 
- Phố Capitaine Brusseaux (phố Tống Duy Tân).
(Phố này mang tên là phố Kỳ Đồng từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1964).
 
Phố Tống Duy Tân là chỗ con hào cũ chảy ở phía ngoài múi khế tường thành cũ, nên đường phố không theo nét vạch thẳng mà hơi gãy góc ở quãng giữa ở lối rẽ sang ngõ Cấm Chỉ.
 
Phố Tống Duy Tân dài trên 200 mét, nhưng chỉ là một phố nhỏ vì mặt đường và vỉa hè đều hẹp so với những phố chung quanh. Đó là một phố không có cửa hàng buôn bán, không có công nghệ sản xuất, một đường phố chỉ để ở, chủ hoặc người thuê nhà đều đi làm, công chức hay nhân viên sở tư, hay những người làm nghề kinh doanh nhưng cửa hàng lại ở phố khác.
 
Một đặc điểm của phố Tống Duy Tân, khác với phố Tôn Thất Thiệp ở phía bên kia đường sắt xe hỏa là: bên mặt đường phía bắc, dãy nhà số chẵn, có 14 số nhà thì đều là nhà xây lẻ một, kiểu villa hai tầng nhỏ nhắn, cổ sân vườn vừa phải không quá rộng, vừa cho một gia đình người Tây trung lưu thuê ở hoặc người Việt Nam khá giả. Còn bên mặt đường phía nam, dãy số lẻ, chỗ đầu phố có ba ngôi nhà lẻ, đều là nhà một tầng nhỏ; nhà thứ ba số 5 (chủ nhà là Tham Chí làm ở Sở Lục lộ, kiêm nghề thầu khoán), diện tích đất rộng, ăn thông sang tận phố Hàng Bông Lờ; bên trong có nhiều lớp nhà và có nhà thờ họ; lớp nhà quay mặt ra Hàng Bông là nhà hai tầng cho thuê. Mặt bên cạnh dinh cơ này là ngõ Cấm Chỉ.
 
Qua đầu ngõ Cấm Chỉ, cả đoạn phố ra đến đường Cột Cờ là một ngôi nhà hai tầng chạy dài suốt bề dọc, nhà làm theo lối một dãy nhiều căn hộ cho thuê, cả dãy chỉ có hai cổng đi vào phía bên trong; những gian này mang số từ 11 đến 25.
 
Như vậy có nghĩa là phố Tống Duy Tân chia làm hai phần theo chiều dọc: nửa bên phố có Villa lẻ mang tính chất chung với khu phố Tây Cột Cờ, nửa phố đối diện là khu phố Việt Nam gần gũi vói khu Hàng Bông - Cửa Nam hơn.
 
Những năm có chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ra miền Bắc (1964 -1972), phố Tống Duy Tân là nơi những người buôn bán trong chợ Cừa Nam tránh máy bay bắn phá, ra đây để họp chợ, người đi chợ mua ăn quen gọi đây là chợ Kỳ Đồng.
 
 
Từ những năm cuối thời kỳ tạm chiếm (thập niên năm mươi), bọn Pháp ở Hà Nội thấy tình hình quân sự và chính trị của chúng bấp bênh, đã thu xếp bỏ thành phố này, chúng bán nhà đất, bán cơ sở kinh doanh, do vậy những khu phố Tây trong thành phía tây và nam Cột cờ, nhiều nhà đã thay tên chủ và người Việt Nam đến ởnhững phố trước kia là phố Tây, ngày một nhiều.
14/03/2018
17.238 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ