Bảy Mẫu không phải là một hồ mà là cả một chuỗi hồ nằm trong hệ thống đầm hồ ở phía đông nam kỉnh thành. Hệ thống đầm hồ này bao gồm các hồ Liên Thủy, hồ Thể Giao, hồ Thiền Quang, hồ Kim Liên. Ranh giới các hồ không rõ ràng, hồ này thông vói hồ kia, dòng nước quanh co, và ngay trong một hồ, mặt đất vói mặt nước đan vào nhau, thêm bè ngổ, bè muống, lau sậy che khuất đường nét, đến mùa nước thì mặt hồ bao la, chỗ này là nơi trú ẩn và kiếm ăn của các loài chim, một số từ phương bắc xuống tìm nắng ấm trong những tháng gió rét: cò, vạc, giang, sếu...
Tuy nhiên trên bản đồ cũ cũng phân biệt phần nào là hồ Liên Thủy, phần nào là hồ Thể Giao ở phía bắc hệ thống hồ - nhất là trong những năm thập niên ba mươi, việc mở mang phố xá Hà Nội đã lan xuống đến vùng này, ngay khi chưa quy hoạch, khu vực này đã thêm nhà cửa, và ở phía nam hệ thống, quãng mặt nước rộng nhất được gọi là hồ Bảy Mầu. Hồ Bảy Mầu nằm giữa các thôn Trung Phụng, Kim Liên, Vân Hồ, Thể Giao. Chu vi khu vực hồ đo được khoảng 12.000 mét. Còn diện tích mặt nước là bao nhiêu?
Và tên hồ là Bảy Mẫu do đâu mà có?
Tất nhiên là diện tích của hồ không phải chỉ có 7 mẫu (mỗi mẫu Bắc Bộ có 3.600 mét vuông). ít nhất cũng phải gấp năm gấp sáu lần, có khi gấp mươi lần con số 7 mẫu. Đường bờ hồ giáp mặt nước không rõ rệt, nhiều chỗ quanh co khúc khuỷu khó ấn định được chính xác.
Hệ thống đầm hồ ở phía đông nam kinh thành nói trên cản trở sự giao thông ở khu vực đó. Những người từ miền Nam ra Thăng Long và ngược lại, đi đến Thanh Liệt thì, hoặc rẽ sang mé phải, đi lối ô Trung Hiền và ô Cầu Dền mà vào thành phố, hoặc rẽ sang mé trái đi lối Khương Thượng qua ô Chợ Dừa, cửa ô Kim Liên mở trên con đường từ ô Chợ Dừa đến ô Cầu Dền, chứ không mở theo hướng con đường đất đắp tạm qua hồ để đi lại vào phía nam thành phố cho gần.
Con đường đất đó hình như có từ đã lâu quanh co theo các doi đất giữa hồ và dần dần được nắn thẳng cho đến khi làm con đường xe lửa Hà NỘI - Nam Định thì còn được mở rộng và củng cố thành đường Quốc lộ 1.
Sau khi được quy hoạch và sửa sang khu Liên Thủy thì hình thành rõ rệt hai hồ Thiền Quang ở phía bắc và hồ Bảy Mẫu ở phía nam, quãng giữa có tên là Thiền Quang dưới, thực ra đó chỉ là một phần sót lại cửa khu vực lầy lội cũ, hồ và đất đan quyện vào nhau.
Hiện tại hồ Bảy Mẫu trong công viên chỉ còn lại một diện tích là 28,2 hécta, và hồ Thiền Quang là 5,5 hécta.
Hồ Bảy Mẫu trước kia thuộc đất làng Kim Liên, hoa lợi trong hồ thuộc về làng Kim Liên. Là hồ tất nhiên có những nguồn lợi thiên nhiên như tôm cá, trong hồ có từng đám thả sen, quanh hồ có thả bè mụống. Tôm cá sen muống là những sản vật của người làng thu hoạch để sinh sống, cộng với nghề cấy lúa, nghề này không đem lại mấy lợi tức vì Kim Liên có ít ruộng ở phía cánh đồng giáp Trung Tự. Rau muống Kim Liên được tiếng là rau ngon nhờ nguồn nước thải từ trong các phố chảy ra (ngày xưa còn gọi là “muống tiến”). Bùn lầy ở dưới hồ còn là nguyên liệu để nhuộm vải, làng Kim Liên là nơi sản xuất ra thứ vải Đồng Lầm, được khách hàng các nơi ưa chuộng (Đồng Lầm phải chăng là cánh đồng bùn lầy lội?).