Tương Mai có quang cảnh một làng cổ; trong làng có được hơn một chục ngôi nhà ngói kiểu xưa. Trong số đó có ba nhà thờ họ, còn thì là của mấy gia đinh có nhiều ruộng, của chức dịch và của một số công nhân Sở Bưu điện. Trước năm 1940, Tương Mai có hai ngôi nhà xây kiểu mới có gác.
Làng Tương Mai, trừ một gia đình làm công chức, không có người xuất ngoại, như là đi buôn bán xa vào Nam kỳ, sang Phnom Penh như một số gia đinh của người làng ngoài thành Hà Nội. Có ngưòi như Cai Mơ xuất thân nghèo ra tỉnh kiếm ăn, sau là chủ hãng xe tay, có nhiều nhà ờ Hà Nội và tậu hơn 100 mẫu ruộng ở cánh đồng Tương Mai.
Tương Mai có hai ngôi đình; đình Trong và đình Ngoài. Đình Trong ở giũa làng, xây năm gian to; cạnh đình là giếng của làng (đình Trong nay dùng ỉàm trường học phổ thông cơ sở phường Tương Mai). Đình Ngoài xây sau, ở xóm Nam, đình này đã bị phá hủy vì chiến tranh năm 1947.
Đình Tương Mai thờ thành hoàng là Trần Khát Chân. Làng vào đám ngày 23 tháng tư âm lịch; buổi sáng dân làng Hoàng Mai rước bài vị Trần Hãng sang đình Tương Mai (em sang gặp anh trước); đến chiều Tương Mai lại ruớc thần sang Hoàng Mai; hôm sau hai làng cùng tổ chức tế lễ. Tế Tam sinh: giáp Đông phải góp trâu, hai giáp khác góp bò và lợn.
Trai đến mười tám tuổi ghi tên vào làng. Lệ làng đóng góp cũng không nặng lắm, đã có ruộng công dành hoa lợi cho công việc làng, dân chỉ phải chịu phần nhỏ.
Chùa Tương Mai - Linh ứng tự - khá lớn, ở gần đường cái quan; chùa có tấm bia đá niên hiệu Phúc Thái 2 (Giáp Thân 1644). Chùa Linh ứng chiếm một khoảng đất rộng, có gác chuông cao.
Làng còn một ngôi chùa nhỏ ở ngay cạnh đường cái ở bên phía tây, xây năm 1931; chùa này là trụ sở Hội Phật giáo địa phương, do tiên chỉ Lê Toại bỏ tiền và quyên thêm làm ra.
Văn chỉ ở cạnh đình Trong.
Tuơng Mai có mộ cụ Nghè Ngô Đức Kế, hiện nay ở ngay cạnh đường đi vào khu nhà ở tập thể lắp ghép Trương Định, trên thửa ruộng cũ của Nguyễn Tiến Khang, nguyên là học trò cụ Cử Lương Ván Can, nhường lại cho ban tổ chức đám tang cụ Nghè Kế.
Vào khoảng những năm ba mươi, người Pháp lập trường tập bắn ở cánh đồng phía đông Tương Mai và Giáp Lục; chỗ này rộng gần 24 mẫu. Trường bắn chung quanh có đào hào, có khu chỉ huy chiếm 3 mẫu, trong có bốn ụ bắn, có hầm chứa đạn dược; chỗ lính tập bắn là bãi cỏ rộng, người ngoài không được vào. Năm 1941, bọn thực dân Pháp đã xử bắn Hoàng Văn Thụ ở trường bắn Tương Mai. Trong khu vực này còn mộ Hoàng Ván Thụ (năm 1957 xã Tương Mai được đổi tên là xã Hoàng Văn Thụ).
về kinh tế, ngưòi làng Tương Mai chỉ có hơn một chục gia đình chuyên nghề làm ruộng; người có ruộng tư không được mấy, ngưòi ta phải nhận mộng cấy rẽ vói địa chủ ngưòi làng chung quanh, hoặc là ngưòi làng nhưng sống ở thành phố (như Cai Mơ địa chủ trên 100 mẫu ruộng). Có gia đình chỉ làm ruộng mà trở nên giàu có, xây được nhà ngói. Hiện nay họp tác xã Tương Mai chỉ còn giữ có 90 mẫu ruộng, một số phải chia cho Giáp Lục, Giáp Tứ từ sau cải cách ruộng đất.
Đa số gia đình ngưòi Tương Mai có một nghề cổ truyền là làm quà bán rong ở các chợ và trên phố, nổi tiếng có món xôi lúa và bánh đúc, người trong làng đi buôn ngô đỗ ở các nơi về bán lại cho các gia đình làm hàng. (Hiện nay, 1982, Tương Mai còn tói 100 hộ làm nghề chế biến và bán xôi lúa - ông Nguyễn Vãn Bảo).
Những gia đình nghèo thì đi làm thuê hoặc làm những nghề lao động nặng nhọc như kéo xe; phụ nữ những ngày rỗi việc thì đi mò cua bắt ốc, vùng này có nhiều đầm hồ.
Làng Tương Mai ở giáp đường cái gần thành phố, thế mà có ít ngưòi Việt Nam ở ngoài vào tậu đất làm trại. Chỉ có trại Tây - gọi thế vì là Ưại của một ngưòi Tây - làm ở sau làng; trại rộng độ hai mẫu, có một nhà ngói, là chỗ mùa hè thỉnh thoảng xuống nghỉ mát, có vườn cây ăn quả, ở trong ưại đã có thời kỳ họ nuôi ngựa thi.