HOTLINE: 0963 626 909

Đường Láng

85.662 views
Đường Láng nối ngã tư Cầu Giấy với Ngã Tư Sở; con đường dài ngót 4 kilômét, chủ yếu đi qua địa phận ba làng Láng. Con đường này trước năm 1945 quang cảnh như thế nào? Đường Láng có từ lâu đời, trước kia chỉ là một con đường...
Đường Láng nối ngã tư Cầu Giấy với Ngã Tư Sở; con đường dài ngót 4 kilômét, chủ yếu đi qua địa phận ba làng Láng.
 
Con đường này trước năm 1945 quang cảnh như thế nào? Đường Láng có từ lâu đời, trước kia chỉ là một con đường nối làng nọ sang làng kia, gốc gác của nó là con đê ngân nước lũ sông Tô Lịch khi dòng nước đó còn là một con sông lớn. Con đường của dân làng trồng rau, đi chợ bán hàng. Trong thời Pháp thuộc, đường Láng là một con đường rải đá gồ ghề không thẳng mà uốn theo dòng chảy sông Tô Lịch, mặt đường trải rộng vài ba mét, cạnh đường có cây bóng mát.
 
Theo dọc bờ sông Tô, con sông cung cấp nước tưới cho cánh đồng rau, bên mặt đường cạnh sông nói chung không có nhà cửa gì suốt bề dọc con đường. Nhà cửa chỉ có ở từng quãng ngắn ở bên mặt đường phía đông giáp cánh đồng làng. Ba làng Láng trải dài gần suốt dọc đường: làng xóm nói chung ở xa xa bên trong, cách đường cái là những thửa ruộng trồng rau có nhiều đường đi nhỏ qua ruộng đi vào làng dài khoảng 300-400 mét; chỉ có ba bốn xóm nhỏ là ở gần đường cái.
 
Từ ngã tư Cầu Giấy đến con đường nhỏ rẽ vào xóm Đền Ngọ, đường Láng đi qua đất làng Láng Thượng. Chỉ có góc ngã tư cầu Giấy phía bên trái có một dây nhà tranh mươi chiếc mở cửa hàng buôn bán nhỏ; trở xuống bên đường là ruộng trồng rau và màu. Có mấy lối đi qua cánh đồng rẽ vào xóm: lối vào xóm Chùa Nền, lối vào xóm Ao Phủ, lối vào xóm Chùa Láng.
 
Láng Thượng có hai xóm nhỏ làm nhà sát đường cái phía ngoài Ao Cả. Đó là những nhà tranh nhỏ; những gia đình giàu có không ai ra ở cạnh đường cái trống trải. Tại đây nhà nào cũng trồng cây me gai, duối dại làm hàng giậu và chiếc cổng tre (lá me gai hái bán kèm với rau muống để đánh dấm nước rau luộc).
 
Vào khoảng những năm 1932-1940, bắt đầu có một số người trong thành phố về đây tậu đất làm nhà ở bên đường cái, đó là mấy nhà buôn, công chức, văn nghệ sĩ, họ về đây cũng vì lý do giá đất tậu rẻ, làm nhà nghỉ hè tìm nơi yên tĩnh, có cảnh đẹp trông ra sông Tô. Họ làm những nhà một tầng kiểu villa có vườn cây mát mẻ.
 
Con đường của người làng Láng đi chợ ngã tư Cầu Giấy hoặc đón xe điện đem rau lên phố bán, chỉ đông người lúc buổi sáng đến trưa tan chợ, sau đó thì ban ngày ưên đường cũng vắng vẻ rất ít xe cộ. Đường Láng còn là “con đường hẹn hò” của một số thanh niên nam nữ Hà Nội tìm nơi kín đáo. Đến tối thì không ai qua lại trên đường này nữa, trừ người làng có việc khẩn cấp phải đi đêm, vì người ta sợ “quân ăn sương” ra cướp đường.
 
Ngang với xóm nhà bên có Ao Cả, có lối rẽ về bên phải, qua cầu Cót sang làng Hạ Yên Quyết. Cầu Cót là một cầu xây gạch, mặt cầu rộng. Bên cạnh cầu có một ngôi đền nhỏ. Lối đi xuống cầu có xóm độ mươi chiếc nhà tranh sơ sài, quán bán nước chè thuốc lào cho người đi chợ.
 
Đoạn đường qua Láng Trung lại càng không có gì đáng chú ý. Suốt dọc đoạn đường là ruộng rau ở hai bên mé đường. Làng Láng Trung có ba xóm thì hai xóm lớn ở bên trong cách đường cái hơn 100 mét, và một xóm nhỏ ở canh đường cái. Hai xóm trên đều có lối đi vào, con đường rộng, xe ô tô con có thể đi được đến khu Pháo đài Láng ở cánh đồng bên trong; xóm nhỏ ở canh đường cũng có quang cảnh như Láng Thượng: nhà tranh sân đất nhỏ hẹp, hàng rào cây xanh me duối che bên ngoài. Quãng này chỉ có một ngôi nhà gạch kiểu villa nhỏ của gia đình một người Tây lai ngụ cư. Xuống một quãng ngắn có một lối rẽ về phía bên phải đi sang làng Trung Kính, qua một cái cầu nhỏ, chung quanh cầu không có nhà cửa quán nước.
 
Con đường Láng đi qua địa phận Láng Hạ đến Ngã Tư Sở gần giống như đoạn đầu giáp Cầu Giấy. Nghĩa là quãng trên chỉ có xóm nhà ở phía bên trong, còn ngoài làng là ruộng rau, có nhiều lối đi vào. Từ cầu Mọc trở xuống, hai bên đường lác đác lại có nhà, càng gần đến Ngã Tư Sở nhà lại càng liền nhau hơn, song hầu hết là nhà tranh, có đôi ba chiếc nhà gạch thì cũng là những căn nhà một tầng nhỏ hẹp.
 
Quang cảnh đường Láng, con đường nông thôn ngoại thành, không thay đổi cho mãi đến sau năm 1954, thành phố Hà Nội mở rộng và có quy hoạch mới.
 
Đường Láng theo dự án quy hoạch sau khi cải tạo sông Tô Lịch, mặt đường cũ rộng 3-4 mét, được mở rộng thành 4 tuyến: đường đôi cho xe cơ giới rộng 21 mét, giữa đường có cây bóng mát; đường dành cho xe thô sơ rộng mỗi bên 4 mét, và đường dành cho ngưòi đi bộ rộng 4 mét.
 
Số lượng đất đắp rộng và nâng cấp mặt đường: tổng số dự kiến là 70.000 mét khối, mất 210.000 công.
 
Hiện tại (1985) đường Láng đã biến đổi nhanh chóng và bắt đầu có cái thế trở thành một đường phố lớn của Hà Nội ven nội cũ.
 
Việc cải tạo sông Tô Lịch khởi công năm 1977, đến 1981 thì xong công việc nạo vét lòng sông và đắp cao hai bên bờ, và đường Láng được mở rộng từ Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở. Tức là dự án ban đầu đẻ ra chưa hoàn thành; mé bờ sông mới đổ đất suốt đoạn đường và trồng cây ở đoạn ngang với Láng Thượng (làm vườn ươm); khúc dưới chưa dùng đến, lại để cho dân trồng rau. Con đường mới làm rộng được gấp đôi mặt đường cũ, tức là rộng 10 mét và trồng được một số cột đèn cao áp. Công việc cải tạo sông Tô Lịch đến đấy thi tạm ngừng do thiếu ngân sách.
 
Dân làng Láng rất nhạy bén về sự thay đổi này và tính trước mối lợi về giá trị của nhà đất sát mặt đường cái; mới chỉ có hai năm (1981-1982) mà đoạn đường đi ngang làng Láng Thượng từ Cầu Giấy đến cổng xây vào chùa Láng đã kín nhà ở bên mặt đường phía đông (mé mặt đường giáp bờ sông không được phép xây dựng). Những ngôi nhà mới mọc làm theo cách tranh thủ để chiếm đất giữ chỗ, chỉ mới có kiểu bán kiên cố, thế mà đã có nhà lên cả tầng hai.
 
Từ quãng dọc con đường Láng tiếp theo đó cũng được người ta sử dụng ngay: có nhiều xí nghiệp, ô tô tải đỗ ngang dọc trong sân. Ở cánh đồng bên trong xây dựng nhiều cơ quan, trường học, khu nhà cao tầng lắp ghép, kèm theo là cửa hàng mậu dịch lương thực và thực phẩm, bệnh xá, nhà trẻ. Những nhà mới mọc ở bên đường đa số là cửa hàng tư nhân phục vụ cho nhu cầu những người mới đến tập trung ở đây: cửa hàng cắt tóc, thợ may, chữa xe đạp xe máy, cửa hàng giải khát điểm tâm, quán trà...
 
Đoạn đường qua Láng Hạ cũng thế: từ cầu Mọc đến Ngã Tư Sở, cơ quan xí nghiệp trải dọc bên đường; gần đến Ngã Tư Sở thì nhà làm kín cả hai bên mặt đường.
 
Tuy đoạn đường Láng qua Láng Trung còn thưa nhà, nhưng chắc chỉ ít lâu nữa, cùng với đà mở mang xây dựng ở bên trong cánh đồng Láng với mấy con đường cái lớn mới mở (nối đê La Thành đầu đường Giảng Võ với đường Láng ở đầu Láng Hạ) nhà dân sẽ tiếp tục mọc lên ở bất cứ chỗ đất thưa nào, trước khi công việc cải tạo sông Tô Lịch và hoàn chỉnh con đường dọc bờ sông làm xong.
31/01/2018
85.662 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ