HOTLINE: 0963 626 909

Đình Nại Tử Xã

46.390 views
Qua nhiều thế kỷ, miền Đa Phúc - Kim Anh - bắc Đông Anh (nay là Sóc Sơn), đất ngày càng bạc màu, khô cằn, đá ong hóa, năng suất cây trồng kém, đời sống nhân dân chật vật khó khăn. Đầu thế kỷ XX, dọc con đường xe lửa Yên Viên-Phúc...
Qua nhiều thế kỷ, miền Đa Phúc - Kim Anh - bắc Đông Anh (nay là Sóc Sơn), đất ngày càng bạc màu, khô cằn, đá ong hóa, năng suất cây trồng kém, đời sống nhân dân chật vật khó khăn. Đầu thế kỷ XX, dọc con đường xe lửa Yên Viên-Phúc Yên làng mạc có cảnh tượng nghèo khó. Ruộng chỉ cấy được một vụ vì thiếu nước, người nông dân chỉ còn trông vào việc trồng màu. Một vùng đất chạy dài theo đường quốc lộ và đường sắt, cánh đồng đất cao luân phiên trồng khoai lang khoai sọ, thầu dầu, cây cà chua quả bằng quả táo gai, ruộng trồng mía chỉ có thứ mía de thân bằng chiếc gậy trúc. Làng mạc nhà tranh vách đất, đường trong xóm nhỏ hẹp quanh co trong lũy tre xanh, nhà ngói chỉ có ngôi đình, ngôi miếu, chùa chiền; đôi nơi có tháp chuông nhà thờ Gia Tô cao chót vót giữa xóm nhà tranh lụp xụp tồi tàn.
 
Kinh tế địa phương thấp kém, dân nghèo, nhưng tại phía bắc vùng Mê Linh-Sóc Sơn trước năm 1945 lại có những khu đồn điền rộng hàng tràm hàng nghìn mẫu Bắc bộ. Vùng đồi trọc chân núi Tam Đảo, dân làng hầu hết là tá điền của chủ đồn điền người Pháp và người Việt, những nhà tư sản chỉ quen sống ở thành phố, họ bỏ tiền ra mua rẻ ruộng đất, hoặc xin chính phủ đất công, họ cho người làng lĩnh canh thu tô những chỗ vẫn là ruộng, hoặc mộ người dưới xuôi lên khai phá đất mới. Đồn điền của người Pháp trồng cà phê hoặc trồng cây sả cất lấy tinh dầu. Những khu đồn điền Xuân Bảng, Tân Yên, Đồng Thế của người Việt.
 
Đời sống vật chất thiếu thốn nên trình độ vân hóa của dân địa phương cũng thấp; riêng có những xã ở phần nam Đông Anh - Yên Lãng làm ăn trù phú, việc học hành có thể so được với dân “Kinh Bắc”.
 
Danh nhân vân học Đa Phúc - Kim Anh không nhiều. Đỗ Thuận (1446-?) người xã Kim Hoa, đỗ tiến sĩ khoa Bính Tuất - Quang Thuận 7 (1466), học vấn uyên bác, giữ chân Tao đàn phó nguyên súy của hội văn học do Lê Thánh Tông sáng lập. Nguyễn Thiên Trưng (thế kỷ XVI) người Đông Ngàn, làm Quốc Tử Giám trợ giáo, đã để lại nhiều bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục. Nguyễn Thực (người Vân Điền) tiến sĩ khoa Ất Mùi (1595), Lê Tuấn Mậu, Ngọ Cương Trung (đều là người Thụy Lôi), Chu Doãn Lệ (người Đông Ngàn) tiến sĩ đời Hậu Lê. Lê Doân Chí, Nguyễn Án là những danh sĩ thời Lê Mạt-Tây Sơn. Đời Nguyễn có hoàng giáp Nguyễn Tư Giản (1823-1890) là người Du Lâm. Thực ra những nhân vật kể trên đa số vẫn được coi là người Kinh Bắc.
 
Lưu vục sông cầu và phía đông chân núi Tam Đảo là cổng ngõ của đồng bằng sông Hồng, từ thời xa xưa tổ tiên ta đã phải chặn đánh quân địch từ phương Bắc tràn xuống đi qua lối này. Cửa ải Bình Lỗ, tức là làng Phủ Lỗ bây giờ, năm Tân Tỵ 981, Lê Đại Hành đã chặn đánh quân Tống thắng lợi. Tháng chạp năm Nguyên Phong 7 (tháng 1/1258) trên bờ sông Cà Lồ, tại cánh đồng Bình Lệ (làng Tiên Châu) quân nhà Trần đã đánh bại đạo quân Nguyên-Mông đang thẳng tiến về phía Thăng Long.
 
Vùng Sóc Sơn là con đường thông với Yên Thế (Bắc Giang) và Phổ Yên (Thái Nguyên), đó là một địa điểm xung yếu trong thời kỳ hoạt động của nghĩa quân Đề Thám, bọn thực dân Pháp đã phải bố trí đồn bốt tại đây. Đa Phúc được đặt thành khu Đại lý Hành chính đặc biệt, rồi lại thêm tỉnh Phủ Lỗ (năm 1901), sau mới thành huyện Đông Anh sáp nhập về tỉnh Phúc Yên. Nguyễn Văn Biền, tức Ba Biền, một tướng kiệt hiệt của Đề Thám là người làng Nhạn Tái (nay là Xuân Nộn) gần Phủ Lỗ. Năm 1917 lại là một năm sôi động ở vùng này, quân Pháp bị điều động lên đây để đối phó với nghĩa quân Đội Cấn.
 
Những năm bốn mươi, trước Cách mạng tháng Tám 1945; nhiều làng ven bờ sông Hồng (Tráng Việt, Hải Bối, Võng La, Ngọc Giang) có nhũng cơ sở trong nhân dân bảo vệ những cán bộ cách mạng đi lại bí mật hoạt động, cần có sự liên lạc giữa hai bên bờ sông họ đã đóng góp phần không nhỏ vào sự thành công của công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.
 
Những năm kháng chiến chống Pháp (1947-1954), Đa Phúc là khu vành đai trắng, quân Pháp đặt đồn bốt dày đặc; du kích Đa Phúc hoạt động không ngừng, họ đã phối họp với bộ đội chủ lục phá bốt "boong ke” Larrivée ở núi Vệ Linh (1952).
 
Ở bắc Đông Anh, nhiều làng thành lập "làng chiến đấu”. Mấy xã Quan Am, Đông Đồ, Tằng Mi (nay họp nhất thành xã Nam Hồng) đào hầm hào chiến đấu dài hàng chục cây số chống trả lại những teận càn quét dữ dội của quân địch. Sau ngày ký Hiệp định Genève tháng 7/1954, hai bên Việt và Pháp đã chọn Trung Giã làm nơi họp để thảo luận biện pháp bàn giao miền Bắc cho ta sau khi quân đội Pháp rút đi.
 
Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ (1964-1972), vùng bắc Đông Anh - Sóc Sơn có nhiều đường giao thông chính, có sân bay quân sự Đa Phúc và nhiều nhà máy, là mục tiêu đánh phá của máy bay địch. Những trận oanh tạc dữ dội, nhất là 12 ngày đêm tập kích chiến lược của máy bay B.52 cuối tháng chạp 1972, vùng Uy Nỗ bị thiệt hại nặng - dân quân và bộ đội Sóc Sơn đã hạ 9 máy bay phản lục, trong đó có 2 chiếc B.52 (ngày 18/12/1972) hạ chiếc B.52 đầu tiên ở cánh đồng ngã ba đường Phủ Lỗ cạnh núi Đôi.
 
Dân quân Đông Anh, nhất là khi Uy Nỗ bị đánh phá dữ dội đã chiến đấu ngoan cường, vừa bắn trả địch, vừa cấp cứu người bị thương, xứng đáng với danh hiệu là xã Quyết Thắng.
 
 
 
 
 
 
26/02/2018
46.390 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ