Phía sau cổng bên phủ Toàn quyền, tức là ở ngay bên ngoài Cửa Tây cũ, giáp với phía nam vườn Bách Thảo có một di tích lịch sử lâu đời được xây dụng từ sau khi có thành Thăng Long được ít lâu, đó là chùa Một Cột.
Ngày nay chùa Một Cột chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ xíu, xinh xắn, kiến trúc độc đáo, xây cạnh một ngôi chùa chính cũng không lớn hơn mấy. Chùa Một Cột hiện lên giữa cảnh một công viên rộng, giống như một chậu cảnh, một hòn núi non bộ bày trong vườn hoa. Tuy nhỏ bé, nhưng nó lại tiêu biểu cho một nền văn hóa có từ hàng ngàn năm của dân tộc ta, nên có một giá trị đặc biệt.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Mùa đông tháng mười năm Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1049) đời Lý Thái Tông, dựng chùa Diên Hựu. Trước đấy vua chiêm bao thấy Phật Quán Âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa. Tỉnh dậy, vua đem việc ấy kể lại với quần thần, có người cho là điềm không lành. Sư Thiều Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ởgỉữa hồ làm tòa sen của Phật Quán Âm ở trên cột, giống như đã tùng thấy ở trong mộng. Chùa dựng xong, cho các sư đi vòng quanh hồ tụng kỉnh cầu cho vua sống lâu. Vì thế chùa có tên là "Diên Hựu".
Dưới triều Lý, chùa được mở mang thêm nhiều lần: sử chép là năm 1080 đúc chuông lớn, năm 1105 Lý Nhân Tông xây hai tòa tháp lọp ngói sứ men trắng”.
Một tài liệu cũ nữa chép về chùa Một Cột, đó là văn bia chùa Đọi, khắc năm 1121, đại ý nói: chùa Một Cột dựng ở phía tây cấm Thành trong một vườn cây rộng, giữa một hồ nước gọi là hồ Linh Chiểu. Chung quanh chùa có hành lang. Lại đào thêm hồ Bích Trì và bắc cầu vồng để qua lại. Phía trước phía sau đều có xây bảo tháp lưu ly. Hằng tháng vua ngự ra đây làm lễ dâng hương hoa cầu trường thọ.
Chắc hẳn là chùa Diên Hựu về thời Lý quy mô khác vói ngày nay nhiều; các công trình xây dựng chung quanh có thể đồ sộ và khu vực chùa rộng hơn bây giờ nhiều. Qua bao nhiêu thế kỷ, thời gian đã làm mai một dần những bảo vật của chùa này đi. Rồi những lần tu sửa về sau cũng làm thay đổi những dấu vết cũ, nên những di tích thời Lý-Trần không còn sót lại được mấy.
Lần sửa chữa gần đây là vào năm 1922. Rồi đến tháng 10 năm 1954, vài ngày trước khi thủ đô Hà Nội được giải phóng, thừa dịp quân Pháp sắp rứt đi, bọn phản động đã đặt mìn đánh sập ngôi chùa cổ kính này, sau đó it lâu chùa được xây dựng lại, ta đã cố gắng giữ đúng kiểu cách và dùng cùng một thứ vật liệu như trước khi chùa bị phá hủy.
Phía sau chùa Một Cột có trồng một cây đề, cây này do Tổng thống Ấn Độ Prasat tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp Chủ tịch sang thăm Ấn Độ. Cây đề ấy gốc ở nơi mà Phật Thích Ca tu thành đạo.