Phố 215 (cạnh số nhà 35 Hàng Bột) tên cũ ngõ Hương Miến
Chung quanh Thái Hồ trước cổng Văn Miếu nguyên là đất làng Hương Miến xưa. Cho mãi đến năm 1917, nơi đó vẫn là một xóm nghèo lèo tèo giữa những vườn rau và ao muống. Đến những năm thập niên hai mươi, người trong các phố nội thành không có nhiều tiền thuê nhà giá đắt, bị dồn ra ở ngoại thành; hồ ao sát đường Hàng Bột được lấp dần và trở thành xóm lao động với nhũng mái nhà tranh tre của những người làm các nghề kéo xe bò, xe tay, khuân vác ở ga Hàng cỏ. Một con đường đất nhỏ sát cạnh đền Sòng Sơn (số 35 Hàng Bột) đi vào ngõ. Có những năm bệnh dịch tả hoành hành dữ (như năm 1936-1937) với lý do nơi đây là xóm nhà ổ chuột thiếu vệ sinh, chính quyền thành phố cho đốt cháy hàng dãy để tẩy uế.
Sau đó trên khu đất khai quang, thành phố cắm đất chia lô bán cho nhũng người có tiền xây nhà gạch. Ngõ 249 (tên cũ) trở thành khu cư dân của đa số công chức, vì mỗi người mua một mảnh không rộng làm ngôi nhà nhỏ một tầng để ở. Phố này thông sang phố bên cạnh (có tên là ngõ Thông Phong) bằng một đoạn ngang thước thợ.
Ngõ Thông Phong (cạnh số nhà 61 và 63 Hàng Bột)
Ngõ Thông Phong có cùng một tính chất như phố 215, một xóm lao động ven Thái Hồ, từ năm 1920 trở đi, đã thành một phố nhỏ ven nội, với những ngôi nhà cổ nhỏ hẹp. Người làng đã san lấp ruộng trũng ao muống tôn nền để làm nhà, người ngoài phố cũng vào tận bãi hoang, xây nhà để ở hoặc cho thuê. Nhà gạch thay dần những nhà lá.
Ngõ này có hai lối từ mặt đường Hàng Bột đi vào, vì khi ngõ này thành một đường phố rộng trong những năm năm mưoi, vẫn còn tồn tại mấy ngôi nhà ở giữa hai đường đi vào.
Ngõ Văn Hương (cạnh nhà số 97 Hàng Bột)
Văn Hương là một ngõ hẹp đi vào sau nhà thôn Văn Hương cũ. Lối đi chỉ vừa đủ cho chiếc xe xích lô hoặc xe đạp. Nhà cửa hai bên đường làm sát ngay lối đi.
Đi sâu vào trong ngõ có nhiều ngách ngang. Đa số nhà trong ngõ là nhà một tầng nhỏ hẹp. Cũng có mấy ngôi nhà hai tầng to rộng (nhà số 17) và nhà rộng có sân, tường ngoài (nhà số 21). Nhiều nhà nhỏ có gác là mới cải tạo ở những năm gần đây vì gia đình ở quá chật hẹp. Càng vào sâu trong ngõ nhà càng nhỏ thấp, một số lọp giấy dầu thay lá gồi, có sân nhỏ, hàng rảo bằng que cây, quang cảnh là xóm cư dân nông thôn.
Phía bên phải số chẵn có một cơ sở sản xuất khá rộng, tường bên chiếm một đoạn dài trong ngõ; xí nghiệp có một cổng xây lớn, bên trong có nhiều nhà phụ thuộc. Đó là khu trại Đỏ Lợi, vừa sản xuất gạch hoa vừa là nơi nuôi ngựa thì trước năm 1945, nay là trụ sở một hợp tác xã sản xuất (trại Đỗ Lợi trước có tên là trại Vạn Cẩm, chủ là một người Tàu Hàng Buồm sản xuất gạch hoa, Đỗ Lợi mua lại cơ sở sản xuất này).
Tận cùng ngõ Văn Hương là mấy nhà số 63 và 38. Chỗ này nhiều ao rau muống, vườn cây, có nhiều lối đi vào làng Linh Quang, thông ra phố Quốc Tử Giám qua ngõ Lương Sử, và rẽ vào con đường đến ngõ Văn Chương.