HOTLINE: 0963 626 909

Phố Cầu Giấy

89.678 views
Thời Lý-Trần, thành đất Đại La cũ vòng ra tận bờ sông Tô Lịch, từ chợ Bưởi đến Ngã Tư Sở. Chỗ con đường từ Cửa Tây Hà Nội đi Sơn Tây, ở phía bên ngoài cổng đền Voi Phục gần qua sông Tô Lịch là cửa Tây Dương; chiếc cầu gạch...
Thời Lý-Trần, thành đất Đại La cũ vòng ra tận bờ sông Tô Lịch, từ chợ Bưởi đến Ngã Tư Sở. Chỗ con đường từ Cửa Tây Hà Nội đi Sơn Tây, ở phía bên ngoài cổng đền Voi Phục gần qua sông Tô Lịch là cửa Tây Dương; chiếc cầu gạch xây qua sông cũng gọi là cầu Tây Dương. Chỗ này có một ngôi chợ bán giấy của làng Hạ Yên Quyết (còn gọi là kẻ Cót) nên có tên là cầu Giấy (cầu nghĩa là quán chợ). Chỗ này không phải là ô cầu Giấy.
 
[Đến thế kỷ XVIII-XIX, tường thành cũ qua nhiều đòi mòn dần, nay còn lại một con đường cao như đê, cửa lũy đủ còn sót lại cái tên là Cầu Giáy và cửa ô này lại là chỗ ngoài Cửa Tây thành Hà Nội (tên chính của nó là cửa ô Thanh Bảo) chứ không phải là phố cầu Giấy bây giờ].
 
Năm 1873, quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội; quân ta đống ởb ên ngoài. Tôn Thất Thuyết cho đắp một cái ụ lớn ờ ngã tư càu Giấy đặt súng để chặn đánh quân địch. Chỗ đó vi thế có tên là “ngã tư ụ”. Trận CầuGiấy ngày 21 tháng 12 năm 1873, quân Cờ đen đã giết được hai tên tướng Pháp khi chúng kéo ra đây; Gamier bị giết ớ trên đường Giảng Võ và Balny thì chết ở trước cổng đền Voi Phục. Mười năm sau lại diễn ra trận Cầu Giấy thứ hai, ngày 19 tháng 5 năm 1883, quân Cờ đen lại giết được tên tướng Pháp Rivie, khi tên này, sau khi hạ thành Hà Nội, định tìm cách nói vòng vây của quân ta ở bên ngoài thành phố. Đầu của Rivière bị chặt và chôn ngay ở giữa ngã tư trên lối người ta đi lại.
 
Cũng nên nói thêm là quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc sau trận thắng quân Pháp lần thứ hai năm 1883 đã đóng lại suốt cả một vùng từ Dịch Vọng, Hạ Yên Quyết đến Nghĩa Đô. Chúng cậy có công đó và do quan lại ta không chế ngự nổi chúng nên dân cả vùng này đẫ phải chịu sự sách nhiễu, không vừa ý là chúng đốt nhà phá cửa, cướp lợn gà, thóc gạo, hiếp đàn bà, vẫn còn để lại những kỷ niệm hãi hùng ở quanh vùng Cầu Giấy.
 
Cho đến năm 1925, đoạn đường này chưa có nhà cửa gì cả, mặc dù đường xe điện đã đặt đến gần sát ngã tư cầu Giấy. Hai bên đường cái, một bên là cánh đồng làng Láng ở dưới thấp; một bên là một nghĩa địa lớn của Hội Phúc Thiện. Hội Phúc Thiện này đã mua đất của làng Ngọc Khánh để làm nghĩa trang, trong đó có xây một ngôi chùa nhỏ.
 
Những năm đầu thập niên ba mươi, lác đác đã có một số nhà ưanh xuất hiện ở chỗ bến xe điện, nhưng cũng chỉ ở mặt đường bên phải Thủ Lệ. Đó là mấy gia đình nghèo trong làng ra mở quán nước chè, quà bánh cho những người chờ đi xe điện. Dần dần chỗ này cũng thành một chỗ tụ tập những hàng rong rau đậu thịt như một ngôi chợ nhỏ.
 
Và cũng chỉ từ quãng đầu ngã tư này là có nhà, cũng như đầu con đường Láng Thượng, những ngưòi bán và buôn rau họp mua bán chớp nhoáng một tí lúc sáng sớm, và đón xe điện mang rau lên phố; còn con đường Cầu Giấy - Chợ Bưởi suốt dọc chưa có nhà cửa, hai bên dưới thấp là đồng ruộng và bãi cao, làng xóm ở xa xa; bên mé sông Tô Lịch cũng không có trồng trọt gì như ở dưói khúc ngang ba làng Láng.
 
Từ những năm 1950 trở đi, phố cầu Giấy được nhanh chóng mở mang, nhất là sau ngày hòa bình lập lại (cuối năm 1954), nhiều nhà máy, trường học, bệnh viện được ồ ạt xây dựng trên cánh đồng rộng làng Láng và Yên Hòa, Mai Dịch. Phố cầu Giấy là một phố nhà của mọc lên nhanh nhưng chỉ là những ngôi nhà nhỏ tạm thời, làm chỗ buôn bán, để rồỉ mỗi lần con đường cải tạo lại thì lại một lần một số nhà của lại phải dời bỏ hoặc cắt xén để mở rộng con đường giao thông độc đạo từ các địa phương phía tây đi vào thành phố. Khi nghĩa trang Phúc Thiện không còn, chỗ đất đó dành để xây dựng một công trình văn hóa lớn, Trường Cán bộ Thanh thiếu niên của thành phố. Khi mở công trường sông Tô Lịch thì chỗ góc phố bên trên cầu xi măng chi chít nhà cửa đã được giải tỏa để cho dải đất mới đắp trên bờ sông được thông thoáng. Con đường Láng những năm sau 1980 đã thành một đường phố rộng rãi khang trang và nhà cửa bên phía giáp làng mọc liền nhau suốt đến hết địa phận Láng Thượng và Cầu Cót, lối sang làng Hạ Yên Quyết. Con đường Cầu Giấy - Bưởi còn thưa thớt tuy bên dưới chân đê suốt đến Cống Vị đã dần dần kín những khu nhà tập thể, xí nghiệp và doanh trại. 
29/03/2018
89.678 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ