HOTLINE: 0963 626 909

Làng Giáp Nhị

70.411 views
Làng Nhì ở phía đông nam đường Trương Định, bên trong cách đường cái qua địa phận làng Giáp Nhất hơn 100 mét qua đồng ruộng và gò bãi; ranh giới phía bắc và ranh giới phía đông là sông Sét, giáp với làng...
Làng Nhì ở phía đông nam đường Trương Định, bên trong cách đường cái qua địa phận làng Giáp Nhất hơn 100 mét qua đồng ruộng và gò bãi; ranh giới phía bắc và ranh giới phía đông là sông Sét, giáp với làng Giáp Lục và Giáp Tứ bên kia sông.
 
Giáp Nhị là một làng to, và là làng to nhất trong số tám làng Sét. Dân đông (2.773 nhân khẩu trong năm 1928 - Ngô Vi Liễn, sách đã dẫn; ruộng có trên 300 mẫu trong đó số ruộng công là 40 mẫu).
 
Làng Giáp Nhị thổ cư rộng, gồm nhiều xóm: xóm Bông, xóm Quán, xóm Mả Lầy, xóm Bến Đò (ngày xưa sông Sét còn đi thuyền được xuống tận chợ Đại) .Ngoài ra còn mấy xóm nhỏ ít nhà và một xóm mới ờ phía trên, gọi là xóm Năm vì đây là một phần đất cũ của Giáp Ngũ.
 
Tuy có xóm nhưng người ta lại quen dùng tên ngõ: ngõ cổng (cổng làng lối ra đường cái, cổng xây to và cao; khi rước thần kiệu bát cống có thể qua được; cổng ấy nay không còn); ngõ Cây Bưỏi (đi vào một xóm lẻ); ngõ Con Rùa (khu đất hình con rùa ở bên bờ sông Sét); ngõ Giàu Xứ (ngõ đi vào một xóm nhà giàu lắm quan, nhiều nhà ngói tập trung ở đây); ngõ Quán; ngõ Ao Dài.
 
Địa phận làng Nhì dài và rộng, phía bắc lên đến sông Sét, có chợ Sét, cầu Sét đi sang Giáp Lục. Làng được bảo vệ kiên cố, vì ở gần đường thiên lý có nhiều vấn đề về an ninh, cổng làng to và chắc, có vọng canh, hàng rào tre dày quanh làng bên ngoài có nhiều ao thành một hệ thống hào, việc canh gác được tổ chức cẩn thận đề phòng trộm cướp. Theo các cố lão, Giáp Nhị nhường cả cho Giáp Nhất ruộng đất dọc theo đường cái quan cũng vì thế.
 
Những họ gốc trong làng Giáp Lục có: họ Lê, là dòng dõi Lê Bá Ly làm quan to thời Mạc-Trịnh; họ Bùi, dòng dõi Bùi Xương Trạch, kế tiếp nhau khoa bảng đến Bùi Huy Bích ở cuối đời Hậu Lê suốt 300 năm; họ Bùi có vai vế, có ngưòi làm quan sang cả thế kỷ XIX, ưong họ giữ chức dịch trong xã nhiều quyền thế; họ Trịnh; ngoài ra còn mấy họ nhỏ như họ Đặng, họ Đỗ, họ Trần Cao, họ Hoàng, họ Nguyễn Mậu.
 
Các họ không chia thành giáp, mà tổ chức hàng giáp theo xóm.
 
Đình ở giữa làng, thành hoàng có sắc phong là Lão Tử. Làng vào đám tháng hai âm lịch; lệ làng không nặng, dân cắt phiên nhau hằng năm đăng cai vào rtám và xuân thu nhị kỳ sửa lễ xôi gà ở đình. Từ năm mươi tuổi trở lên, khi thành bô lão, người dân phải đóng góp nặng hơn vì còn phải dự tổ chức “thọ chỉ”.
 
Giáp Nhị khác với những làng khác là có văn chỉ lại có thọ chi. Thịnh Liệt vốn nổi tiếng thời nào cũng có người đỗ đạt làm quan, tiêu biểu là họ Bùi, vì vậy tổ chức tư văn ở làng này có vẻ long trọng hơn những làng Sét khác. Thọ chi là chỗ hội họp của các bô lão, một tổ chức đề cao tuổi thọ, nhũng người có “thiên tước” (tước tròi ban, đăng đối với tước triều đình ban và được coi quý hơn cả), và họ Bùi cũng lại giữ ưu thế về thiên tước.
 
Thời phong kiến Giáp Nhị là đất văn học, cho đến đời Nguyễn và đầu thời thuộc Pháp, việc học chữ nho sẵn nếp vẫn được duy tri khá lâu; trong làng có khá nhiều ông đồ nho. Những nhà trí thức cũ đó tất nhiên nhạy bén với những tư tường yêu nước tiến bộ của phong trào Duy tân hồi đầu thế kỷ. Giáp Nhị có Bùi Liêm (1881-1916), gia đình nho sĩ đã tích cục hưởng úng phong trào Đông du, rồi xuất ngoại hoạt động trong tổ chúc Việt Nam Quang phục của Phan Bội Châu; ông bị Pháp bắt và kết án tử hình. Giáp Nhị có trường hương học mở trong những năm hai mươi, nhưng học trò muốn học tiếp cấp trên tiểu học phải xuống trường Pháp-Việt Văn Điển như vậy nhiều gia đình trong làng chịu khó cho con đi học thêm, nên học trò có bằng tiểu học, bằng thành chung khá đông, và số người làng đi làm công chức không đến nỗi hiếm như các làng khác chung quanh. Những gia đình công chức ra sinh sống ở thành phố cũng như những gia đình ra phố buôn bán từ trước có điều kiện cho con cái học lên cấp cao hơn (Bùi Đồng là bác sĩ, Bùi Bồ là chủ Nhà in Kim Đức Giang, Bùi Tuyến...).
 
Số người làng Giáp Nhị xuất ngoại, ngoài những người đi làm công chúc hoặc buôn bán trên phố, cũng có những người xuất thân gia đình nghèo tìm cách đi kiếm ăn xa, họ vào Tây Nguyên, vào Nam kỳ làm đủ các nghề như mở cửa hàng ăn, tiệm may, cắt tóc, giặt ỉà... Ra Hà Nội đi làm công, con số người làng Giáp Nhị cũng đến mấy chục người, họ là thợ may, thợ nhà in, công nhân ga xe lửa, bán hàng ttong mấy của hiệu của Tây...
 
Nhũng người ở lại làng thì làm ruộng (gia đình nông nghiệp chiếm hai mươi phần trăm người làng) phần đông họ phải lĩnh canh cấy rẽ mộng của địa chù làm nghề khác. Trong làng có nghề thủ cồng cổ truyền là làm vàng nan, hầu như gia đình nào cũng làm trong những ngày rỗi việc đồng áng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
10/02/2018
70.411 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ