HOTLINE: 0963 626 909

Làng Giáp Lục

86.406 views
Giáp Lục, một mình còn giữ tên chung của tám làng Sét với nhiều di tích cũ, lại là một làng nhỏ nhất trong số những làng Sét. Địa giới làng Giáp Lục như sau: bắc giáp cánh đồng Tương Mai, ranh giới phía tây theo đường...
Giáp Lục, một mình còn giữ tên chung của tám làng Sét với nhiều di tích cũ, lại là một làng nhỏ nhất trong số những làng Sét.
 
Địa giới làng Giáp Lục như sau: bắc giáp cánh đồng Tương Mai, ranh giới phía tây theo đường Trương Định đến cầu Sét, rồi lại theo dọc sông Sét đến chỗ có tên là “Đít Đó” thì hết và sang địa phận làng Giáp Tứ, phía đông giáp cánh đồng Yên Sở, sông Kim Ngưu là đường ranh giới.
 
Toàn xã có chưa đầy 150 nhân khẩu, họp việc làng không đầy 40 suất đinh (đàn ông từ mười tám tuổi trở lên đến bô lão dự tiệc ngồi có 17 mâm đóng bốn đó là năm đông người nhất). “Quan trên bắt phu phen tạp dịch, hào lý thường vịn vào cớ: ‘Tiểu ấp dân bần, thế nan cung ứng’ (làng nhỏ dân nghèo tình thế khó cung ứng đủ); việc đóng góp với hàng tổng hàng huyện phải nhờ sự giúp đỡ của thôn bạn” (cụ Nguyễn Văn Liên).
 
Làng nhỏ sao lại được trên cho phép có triện đồng riêng? Bùi Hữu Chí làm chánh tổng Khương Đình vận động thành lập tổng Thịnh Liệt, những thôn của làng Sét được lập thành xã riêng cả (cụ Nguyễn Văn Liên).
 
Giáp Lục là địa điểm có ưang trại cũ của bà chúa họ Lê nên có nhiều di tích lâu đời như chùa Sét (tên chữ là Đại Bi tự), trong khu vực cố lăng bà chúa, cầu Sét (cầu xưa xây bằng gạch có kè gỗ lọp mái ngói), chợ Sét (chỗ thuyền đậu buôn bán nông sản gạo, đỗ từ chợ Đại đưa lên...) Chùa và cầu là của bà chúa họ Lê bỏ tiền ra làm; bây giờ chùa bị đổ nát một phần, cầu cũ và chợ thì không còn.
 
Ruộng tư làng Sét Giáp Lục không nhiều, hầu hết là ruộng xâm canh của chủ ruộng người thiên hạ; ruộng công thì riêng chùa Sét đã chiếm hữu trên mười mẫu, phần còn lại chia cho dân làng, mỗi suất không được đầy nửa sào. Sư cụ chùa Sét phải nuôi sáu lực điền làm công năm và nuôi ba trâu cày.
 
Giáp Lục có hai xóm; xóm Trên và xóm Dưới, nằm dọc theo bờ sông Sét; có bốn năm ngõ thông các xóm với nhau và vói đường cái bên ngoài. Đường làng đều được xây gạch.
 
Làng Giáp Lục, ngoài chùa Sét, còn có đình làng thờ tiến sĩ Nguyễn Chính được tôn là tổ sư nghề dát thiếc, còn có phủ Bích Tiên thờ Liễu Hạnh; trong thời tạm chiếm, trên bờ sông Sét người làng còn xây thêm một ngôi chùa mới nữa, thường gọi là chùa Am, trong chùa thờ Phật Pháp Vân (một trong số bốn vị Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện gốc ở chùa Dâu tỉnh Bắc Ninh). Làng có một văn chỉ (nay ở giáp với trại ông Trúc, cạnh nhà máy Cơ khí).
 
Họ gốc ở làng Giáp Lục có ba họ: họ Trần (trước kia có mấy gia đình có người làm quan); họ Nguyễn (họ to nhất về thời thuộc Pháp và có vai vế ở trong làng, nhiều ngưòi đi làm công chức và ra làm chức dịch hàng xã, như Nguyễn Văn Ngân thú y sĩ, Nguyễn Xuân Mai, giáo học viết sách giáo khoa); họ Lê (dòng dõi bà chúa, con cháu đông); họ Phạm; họ Đặng (dòng dõi Đặng Huấn).
 
Đa số ngưồi làng có nghề cổ truyền dát thiếc; nghề này là nghề thủ công làm trong gia đình, tức là dát những lá thiếc mỏng tang dùng để dán lên vàng lá thoi, khách mua hàng là người làng Vẽ, Bưởi, Xuân Tảo; Giáp Nhị chuyên làm vàng mã. Phụ nữ người làng làm vàng giấy và làm mộng, ruộng thuê của các địa chủ thiên hạ. Một số người làng ra tỉnh làm công như thợ nhà in, công nhân ga xe lửa.
 
Nói chung đời sống người làng Giáp Lục trước năm 1945 được tương đối sung túc do có nghề dát thiếc, làm vàng giấy. Trong làng có được năm sáu ngôi nhà ngói, đều là của gia đình tổng lý.
 
Trước năm 1945, tại làng Giáp Lục không có ai là người ngoài vào mua đất làm nhà ở trong làng. Chỉ có một khu trại rộng ở ngoài làng, cạnh văn chỉ tại bờ sông của nhà Phú Thịnh buôn bán trên phố; trại đó sau bán lại cho một người Tây, gọi là Tây Môn Bài; nay gọi là trại ông Trúc (anh ông Phạm Văn Đồng), trại đã bị thu hẹp lại không còn những vườn cây, ao rộng, lũy tre như trước kia nữa.
 
Đoạn đường Trương Định qua địa phận Giáp Lục Con đường cái từ chợ Mơ mới đi Đuôi Cá, đoạn qua làng Giáp Lục, kể từ hết địa phận Tương Mai đến cầu Sét, cũng mới được thành một đường phố từ mươi năm nay thôi (khoảng những năm thập niên bảy mươi khi xây dựng những khu nhà lắp ghép tập thể ở phía trong đường cái).
 
Trước năm 1954, đi khỏi quãng đường qua cổng làng Tương Mai, thì hai bên đường cái chỉ có toàn đồng ruộng, gò đống; từ đường cái có hai lối rẽ vào làng một vào Giáp Lục ở bên toái và một vào làng Giáp Bát ở bên phải, hai con đường nhỏ đủ một người đi.
 
Chỗ ngã ba vào Giáp Lục là ngôi chùa Sét bề thế với một cây đa cổ thụ xòe tán rộng ra chung quanh che một khoảng đất lớn, ngôi chùa Am nhỏ bé ờ cạnh bờ ngòi. Bên gốc đa cạnh ngã ba là mấy túp nhà tranh, đó là những quán bán nước, quà bánh cho khách qua đường. Gần đấy có bốn giếng nước, gọi là “Giếng Mắt Rồng”, một bộ phận của khu chùa Sét.
 
Quãng đường cái đó trước kia ban ngày còn có người đi lại, chiều tà người làng đi làm về hết thì con đường trở nên vắng ngắt.
 
 
 
 
 
09/02/2018
86.406 views
CHỈ CÓ Ở CHÚNG TÔI: Cam kết hoàn tiền 100% sau 5 ngày đặt tour nếu không hài lòng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline của công ty : 09 63 62 69 09, Gửi yêu cầu tư vấn, Comment dưới mỗi bài viết hoặc gửi email tới dulich@galatravel.vn. Chúng tôi sẽ xử lý và trả lời quý khách hàng trong 8h làm việc. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !
CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI GALA

Khách hàng nói về GalaTravel

Được thành lập năm 2005, hơn 13 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã chiếm trọn tình cảm quý mến của khách hàng trong và ngoài nước. Họ đánh giá rất cao về uy tín, chất lượng và sự tận tâm của GalaTravel !
Xem tất cả
Thiết kế tour riêng
Top
Certificate of Excellence
2018
Tripadvisor
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Liên hệ
Gọi ngay: 0963 626 909
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Zalo
Messenger
Xem bản đồ đường đi
Xem bản đồ